Người thầy nhiệt huyết

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/1/2017 | 2:08:08 PM

YBĐT - 25 năm công tác giảng dạy tại vùng cao Trạm Tấu, thầy Nguyễn Quang Hạnh - giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở (PTDTBT TH&THCS) Bản Mù, Trạm Tấu có 18 năm dạy tại trường bán trú.

Thầy Nguyễn Quang Hạnh.
Thầy Nguyễn Quang Hạnh.

Khó khăn vất vả của những thầy cô giáo vùng cao không có từ ngữ nào có thể diễn tả hết nên gắn bó với học trò vùng cao thời gian rất dài như vậy chỉ có thể là lòng yêu nghề, sự thấu hiểu, chia sẻ và bù đắp cho những thiệt thòi của học trò vùng cao.

Sinh ra và lớn lên tại Trạm Tấu nên có lẽ thầy Nguyễn Quang Hạnh hiểu hơn ai hết việc dạy và học khó khăn đến nhường nào. Vậy nên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thầy luôn mơ ước mai này sẽ làm thầy giáo mang cái chữ dạy các em nhỏ quê mình.

Sau khi tốt nghiệp ra trường, thầy Hạnh đã trở về Trạm Tấu công tác. Đến nay đã 25 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người, trong đó có 18 năm dạy tại trường bán trú. Ai cũng biết những năm đầu ở các trường bán trú dân nuôi, thầy trò vùng cao nói chung, thầy trò Trạm Tấu nói riêng phải trải qua bao gian nan vất vả. Lớp học, nhà ở của thầy và trò chỉ được dựng tạm, mỗi đêm mùa đông, cái lạnh cứ theo các khe vách, khe liếp mà lùa vào.

Thầy Hạnh chia sẻ: “Đấy là còn chưa nói đến việc ăn uống của các em. Đầu tuần xuống trường để học, đứa lớn, đứa bé phải mang theo 2-3 cân gạo, túi măng ớt, có em nhà thiếu gạo phải mang kèm với ngô xay”.

Nhìn học trò kham khổ nên thầy Hạnh bàn bạc với các thầy cô góp tiền lương thỉnh thoảng mua thêm cá khô, lạc cho các em cải thiện bữa ăn. Những ngày khó khăn vất vả ấy không ngăn nổi lòng nhiệt huyết, yêu nghề mến trẻ nên thầy đã bám trường, bám lớp, dìu dắt bao thế hệ học trò trưởng thành, khôn lớn.

Những ngôi trường bán trú nay đã khác, khang trang rộng rãi hơn. Các em học sinh được ăn ở tập trung và học tại chỗ, thường xuyên gặp gỡ trao đổi với bạn bè thầy cô. Nhờ thế tỷ lệ học sinh chuyên cần ngày càng cao, kết quả học tập cũng có nhiều chuyển biến.

Thầy luôn tâm niệm, thầy giáo vùng cao không chỉ là người dạy kiến thức văn hóa cho học sinh mà còn là người thay mặt cha mẹ các em quan tâm chăm lo cuộc sống thường ngày. Nên dù là giáo viên trực tiếp giảng dạy nhưng thầy luôn quan tâm đến từng bữa ăn, cách ứng xử giao tiếp hàng ngày của các em để kịp thời dạy bảo.

Thầy Hạnh tâm sự: “Có một môi trường, điều kiện dạy học tốt như hiện nay nên bản thân tôi nhận thấy mình và các thầy cô giáo cần phải cố gắng nhiều hơn nữa, làm tốt hơn nữa để vận động học sinh đi học chuyên cần, vận động nhân dân đóng góp sức người, sức của chăm lo cho giáo dục cũng như hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường. Đồng thời tổ chức hướng dẫn cho học sinh bán trú thực hiện nếp sống gọn gàng, ngăn nắp khoa học, giờ nào việc nấy, đoàn kết yêu thương nhau. Đặc biệt, người thầy phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”.

Bởi vậy với học trò, thầy Hạnh luôn là người cha, người chú trong gia đình. Thầy đã thực sự xây dựng được mối quan hệ thầy trò đầm ấm như một gia đình, thường xuyên quan tâm đến lớp, tìm hiểu từng đối tượng học sinh, luôn động viên giúp đỡ, chia sẻ với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, xây dựng “Đôi bạn cùng tiến” cùng sinh hoạt, vui chơi và giúp đỡ nhau trong học tập để vươn lên. Vì vậy hàng năm, lớp của thầy chủ nhiệm luôn có 100% học sinh có phẩm chất tốt, tỷ lệ học sinh được lên lớp thẳng đạt 100%, không có học sinh vi phạm kỷ luật.

Với những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục vùng cao, trong những năm qua thầy Hạnh đã được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng như các danh hiệu như giáo viên dạy giỏi cấp trường, giáo viên dạy giỏi cấp huyện, lao động tiên tiến. Đặc biệt, thầy Hạnh cũng là một trong 52 cán bộ quản lý, giáo viên tiêu biểu vùng khó khăn được tuyên dương nhân kỷ niệm 34 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam... Trên tất cả, với thầy Hạnh, những lứa học trò trưởng thành là phần thưởng quý giá nhất.

Thanh Ba

Các tin khác
CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục