Người “tiếp sức” cho Sình ca Cao Lan

  • Cập nhật: Thứ bảy, 21/1/2017 | 2:46:31 PM

YBĐT - Trân trọng và luôn ý thức gìn giữ vốn văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, ở cái tuổi ngoài 70, ông Lạc Văn Sinh đã nỗ lực rất nhiều để phục dựng thành công lễ cấp sắc; các điệu múa chim gâu, múa xúc tép...

Ông Lạc Văn Sinh (giữa) trao đổi với cán bộ văn hóa huyện Yên Bình về các tài liệu đã sưu tầm Sình ca Cao Lan.
Ông Lạc Văn Sinh (giữa) trao đổi với cán bộ văn hóa huyện Yên Bình về các tài liệu đã sưu tầm Sình ca Cao Lan.

Yêu Sình ca từ thuở thiếu thời và gắn bó với những làn điệu hát giao duyên mê đắm ấy như thể nợ duyên, gần ba chục năm nay, ông Lạc Văn Sinh ở thôn Khe Gầy, xã Tân Hương, huyện Yên Bình cứ lặng lẽ sưu tầm, cần mẫn truyền dạy lại những làn điệu Sình ca cho từ những người già biết hát Sình ca đến những lớp trẻ trong xã. Nhiệt huyết của ông đã truyền lửa đam mê, đưa Sình ca trở thành phong trào ca hát sôi nổi ở địa phương.

Nói về cái duyên với Sình ca, ông Sinh như cởi tấm lòng: “Ngày còn nhỏ, tôi hay được các anh, chị lớn tuổi hơn mình cho đi chơi cùng. Nghe những cặp đôi yêu nhau, thích nhau, hát đối đáp với nhau, khi ấy mình chỉ thấy thích. 14, 15 tuổi, tôi đã thuộc khá nhiều những làn điệu Sình ca. Cái duyên để mình thực sự gắn bó với Sình ca, đau đáu với Sình ca lại được khởi lên từ tâm sự của một người bạn là người Cao Lan sống xa quê mỗi đêm theo anh đi nghe hát Sình ca trong đám cưới, đám hỏi... khi thì bên Tuyên Quang, lúc lại ở các xã trong huyện, trong tỉnh.

Chẳng biết có phải nợ duyên với những làn điệu dân ca nghe mộc mạc nhưng đầy triết lý nhân sinh của dân tộc mình hay không mà tôi đâm ra mê, ra say, để rồi gần 30 năm nay dốc cả thời gian, công sức cho việc sưu tầm, truyền dạy, những mong gìn giữ vốn văn hóa đặc sắc này cho các thế hệ mai sau”.

Như thể sợ người nghe không tin ở những gì mình nói, ông Sinh mang ra cho chúng tôi xem những tập tài liệu quý mà ông đã bỏ ra nhiều công sức để sưu tầm. Ông Sinh cho biết, hiện ông đã sưu tầm được 5 tập trong tổng số 12 tập hát Sình ca, tương đương với 12 đêm hát của nữ thần ca hát Lưu Tam mà truyền thuyết của người Cao Lan để lại.

Yêu Sình ca như thể chính cuộc sống của mình. Nhiều năm qua, ông Sinh cứ lặn lội đi từng ngõ, gõ từng nhà, kiếm tìm những người biết hát Sình ca, những người yêu thích Sình ca ở các thôn, bản trong xã để rồi thành lập nên những nhóm hát Sình ca sinh hoạt tự nguyện.

Ông Sinh nhớ lại: “Quả thật những ngày đầu rất khó khăn. Ban đầu chỉ tập hợp được vài ba người, chủ yếu là người già. Chúng tôi cứ tụ hội nhau lại hát và truyền dạy cho nhau những làn điệu Sình ca mới sưu tầm được. Hát ở mọi lúc mọi nơi, khi đám cưới, lúc đám hỏi, trong lễ mừng nhà mới, lễ cấp sắc, có khi lồng gắn trong sinh hoạt của các đoàn thể. Người già truyền dạy lại cho con trẻ. Người biết nhiều truyền dạy cho người biết ít. Lâu dần, nhóm hát cứ đông lên. Người Cao Lan ở Tân Hương biết hát Sình ca mỗi ngày một nhiều hơn. Năm 2005, tôi đã thực hiện được dự định lớn ấp ủ rất nhiều năm, đó là thành lập và cho ra mắt được Câu lạc bộ Dân ca các dân tộc xã Tân Hương. Đến nay, Câu lạc bộ đã có trên 70 thành viên tham gia biểu diễn. Thành viên nhiều tuổi nhất là trên 80 tuổi, trẻ nhất có cả học sinh tiểu học và trung học cơ sở”.

Không cứ người Cao Lan mới biết hát Sình ca, bằng niềm đam mê ca hát của mình, ông Sinh đã sẻ chia niềm tự hào về Sình ca cho các dân tộc khác cùng sinh sống trên địa bàn. Chẳng thế mà ở Tân Hương người Kinh, người Dao trong xã cũng đều biết hát Sình ca.

Trân trọng và luôn ý thức gìn giữ vốn văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, ở cái tuổi ngoài 70, ông Lạc Văn Sinh đã nỗ lực rất nhiều để phục dựng thành công lễ cấp sắc; các điệu múa chim gâu, múa xúc tép...

Tới đây, ông ấp ủ dự định phục dựng cho được các lễ hội truyền thống của đồng bào Cao Lan, trong đó có lễ tế thần thổ địa. Ông làm công việc này một cách tự nguyện với tất cả tâm huyết của mình chỉ mong sao cho lớp trẻ hiểu để biết tự hào về cội nguồn dân tộc; biết giữ gìn truyền thống văn hóa để thêm yêu quê hương mình. 

 Minh Thúy

Các tin khác
CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục