“Báu vật” của người Xa Phó

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/1/2017 | 9:52:43 AM

YBĐT - Nếu ai đã từng đến với bản làng người Xa Phó ở xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên vào những ngày hội xuân thì hẳn là sẽ không thể nào quên tiếng sáo cúc kẹ mời gọi bạn tình trong những đêm trăng của gái trai các bản làng nơi đây - một thứ âm thanh vừa êm ái, trong trẻo vừa dặt dìu, bay bổng khiến người nghe không khỏi xao xuyến.

Nghệ nhân Đặng Thị Thanh hướng dẫn các thiếu nữ thổi sáo cúc kẹ.
Nghệ nhân Đặng Thị Thanh hướng dẫn các thiếu nữ thổi sáo cúc kẹ.

Lần theo những âm điệu độc đáo ấy và để hiểu rõ hơn về loại nhạc cụ dân tộc này, chúng tôi đã tìm đến nghệ nhân Đặng Thị Thanh ở thôn 7 - người duy nhất biết thổi và chế tác các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc Xa Phó.

Nghệ nhân Đặng Thị Thanh cho biết: “Dân tộc Xa Phó cũng có nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc như khùi xì mờ (điệu xòe truyền thống), ma nhí (khèn ma nhí) và đặc biệt là na cù pí cúc kẹ (sáo cúc kẹ) hay còn gọi là sáo mũi, một loại nhạc cụ độc đáo làm bằng cây nứa. Sáo cúc kẹ nổi tiếng độc đáo không phải bởi chất liệu làm nên nó mà là cách thể hiện nhạc cụ này. Năm 15 tuổi, lần đầu tiên tôi nghe thấy tiếng sáo cúc kẹ vào một đêm trăng khi đi ngủ trông nương ở trên rẫy và được cụ Bơ Thị Bà thổi cho nghe. Tôi đâm ra mê tiếng sáo cúc kẹ từ đó và quyết tâm học thổi bằng được”.

Loại sáo này nghe âm thanh thì hay nhưng để học thổi được là điều không hề đơn giản bởi cúc kẹ là loại sáo chỉ có một lỗ duy nhất, không hề có thêm lỗ chỉnh âm nào khác và được thổi bằng mũi nên để thổi được sáo cúc kẹ một cách bài bản và hoàn chỉnh thì người thổi cần hội tụ nhiều yếu tố. Phải là người có năng khiếu, có duyên với sáo và kiên trì rèn luyện cách thổi, giữ hơi, nén hơi, tiết chế hơi từ bụng để có hơi dài và đều, điều chỉnh âm điệu, ngắt nhịp, tiết tấu lên xuống luyến láy theo lời bài hát mà người thổi muốn thể hiện... Cứ kiên trì rèn luyện kết hợp với tố chất năng khiếu, bà đã học thổi được sáo cúc kẹ một cách điêu luyện.

Từ đó, trong các lễ hội ở địa phương, bà Thanh đều tham gia trình diễn góp phần quan trọng làm đa dạng và phong phú các chương trình văn hóa nghệ thuật của địa phương, để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng công chúng và du khách. Cũng nhờ tiếng sáo cúc kẹ qua lời bài dân ca “Mời trang” của người Xa Phó đã giúp Nghệ nhân Đặng Thị Thanh đoạt được nhiều giải thưởng danh giá.

Năm 2004, bà Đặng Thị Thanh là một trong ba người đầu tiên trên cả nước chính thức được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian.

Dân tộc Xa Phó là một trong những dân tộc thiểu số có lượng người tương đối ít ở Việt Nam. Đối với Yên Bái chỉ có duy nhất xã Châu Quế Thượng là có dân tộc Xa Phó với số lượng khoảng trên 700 người. Tiếng sáo cúc kẹ không chỉ là món ăn tinh thần mà còn góp phần làm đa dạng và phong phú kho tàng nhạc cụ văn hóa của các dân tộc ở Yên Bái, đã và đang được lưu giữ bởi các nghệ nhân dân gian tâm huyết như bà Đặng Thị Thanh cùng lớp trẻ yêu truyền thống văn hóa dân tộc ở địa phương.

A Mua

Các tin khác
Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục