Doanh nhân cựu thanh niên xung phong

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/3/2017 | 8:15:38 AM

YBĐT - Nhanh nhẹn, hoạt bát, nhiệt tình, cởi mở là những gì chúng tôi cảm nhận được khi gặp cựu thanh niên xung phong (TNXP) Nguyễn Văn Lũy, 81 tuổi ở tổ 8, phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái.

Cựu thanh niên xung phong Nguyễn Văn Lũy điều hành công việc tại doanh nghiệp.
Cựu thanh niên xung phong Nguyễn Văn Lũy điều hành công việc tại doanh nghiệp.

Ông không chỉ được biết đến là người đã có những đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà còn là một doanh nhân thành đạt, một nhà từ thiện, nhân đạo được nhiều người yêu quý.

Lật giở ký ức những năm tháng chiến tranh hào hùng đầy gian khổ, cựu TNXP Nguyễn Văn Lũy tự hào cho hay: “Ngày đó, tôi mới độ tuổi mười tám, đôi mươi, lòng khi nào cũng phơi phới niềm tin, khí phách, chỉ mong được cầm súng ra trận chiến đấu. Tuy nhiên, đó là nhiệm vụ của Tổ quốc phân công, không phải ai muốn cũng được nên khi có thông báo thành lập các đội TNXP đi phục vụ chiến đấu, tôi đã hăng hái lên đường. Với nhiệm vụ phá đá, mở đường, dọc tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, suốt nhiều ngày đêm ăn đói, mặc rét và lao động trong điều kiện khó khăn, gian khổ nhưng TNXP chúng tôi vẫn thấy vui và tự hào lắm”.

Là người tận tâm, tận tụy với công việc, nên sau khi hết thời gian đi TNXP, ông Lũy tiếp tục tham gia công tác trong ngành đường sắt. Quá trình công tác, ông không ngừng nỗ lực phấn đấu nên được cấp trên giao phó nhiều trọng trách: Trưởng ga Yên Bái; cán bộ Ban Tổ chức Công đoàn Đường sắt Việt Nam; Chủ nhiệm Nhà ăn ga Lào Cai; Trạm trưởng Trạm phục vụ đường sắt Yên Bái; Giám đốc Nhà máy Sản xuất mỳ ăn liền…

Năm 1994, ông Lũy được về nghỉ chế độ. Lúc này, mặc dù điều kiện kinh tế gia đình đã ổn định, các con đã trưởng thành, song là người luôn đam mê với công việc nên ông vẫn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động tại địa phương và bắt tay vào công việc kinh doanh. Ban đầu, ông chỉ mở một cửa hàng nhỏ, khi thấy công việc kinh doanh ngày càng phát triển, năm 2003, ông mạnh dạn thành lập “Doanh nghiệp Tư nhân Thương mại Tuấn Tuyết”.

Cựu TNXP Nguyễn Văn Lũy chia sẻ: “Công việc kinh doanh không chỉ đòi hỏi người đứng đầu phải có khả năng lãnh đạo, quản lý, có chiến lược kinh doanh mà còn phải có bản lĩnh, lập trường khi đối mặt với những khó khăn, thách thức. Năm 2008, trận mưa lũ lịch sử ở Yên Bái đã khiến cho doanh nghiệp tưởng không thể trụ vững vì thiệt hại quá lớn do hàng hóa bị cuốn trôi. Tuy nhiên, coi đó là những rủi ro do khách quan, nên tôi và các thành viên trong gia đình đã động viên nhau cùng cố gắng vượt qua”.

Là đại lý cấp một tại Yên Bái cho các nhãn hàng nổi tiếng của Unilever như: Omo, Lifebuoy, Clear, Pond, Sunlight và nhiều mặt hàng bánh, kẹo, thuốc lá khác, trong nhiều năm qua, Doanh nghiệp Tư nhân Thương mại Tuấn Tuyết đã trở thành đơn vị kinh doanh có uy tín trên địa bàn tỉnh. Hàng tháng, cung cấp ra thị trường với số lượng hàng hóa trị giá hàng chục tỷ đồng.

Hiện tại, Doanh nghiệp đang có trên 50 cán bộ, công nhân viên làm việc và 100% đều được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và đảm bảo mọi chế độ, quyền lợi của người lao động. Mức thu nhập bình quân của người lao động trong Doanh nghiệp là trên 5 triệu đồng/tháng. Doanh thu bình quân hàng năm đạt trên 100 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 2 tỷ đồng.

Bận rộn với công việc kinh doanh là thế, song là người có tấm lòng nhân ái, ông Lũy vẫn luôn dành thời gian và cả vật chất để làm công tác từ thiện, nhân đạo. Ngoài việc quan tâm, giúp đỡ các gia đình cán bộ, nhân viên, ông còn trao tặng hàng trăm suất quà với tổng trị giá hàng trăm triệu đồng cho học sinh nghèo, người nghèo, người tàn tật tại phường Hợp Minh và thành phố Yên Bái; tặng hàng nghìn cuốn sách, vở cho học sinh nghèo vùng cao; chở cháo ủng bệnh nhân nghèo tại Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái…

Với những đóng góp, cống hiến của mình, cựu TNXP Nguyễn Văn Lũy đã nhận được nhiều danh hiệu cao quý như: Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì; Danh hiệu Vàng “Trọn nghĩa với nước non, sắt son tình đồng đội”, “TNXP xây dựng kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh”…

Hồng Oanh

Các tin khác
Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục