Hờ A Dê tự tin thoát nghèo

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/3/2017 | 1:53:22 PM

YBĐT - Mối năm thu nhập trên 30 triệu đồng từ nuôi lợn, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hờ Thị Dê đã đứng ra thành lập mô hình tổ phụ nữ thêu dệt thổ cẩm tại bản Dề Thàng với 37 hội viên, giúp mỗi thành viên có thêm thu nhập từ 2 - 3 triệu đồng/đợt giao hàng.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, chị Hờ Thị Dê ở bản Háng Tầu Dê, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải  thấu hiểu nỗi cơ cực của đói nghèo. Trong một buổi sinh hoạt phụ nữ của bản, được tư vấn tham gia làm công tác hội phụ nữ cũng như về nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, cảm giác háo hức xen lẫn niềm hy vọng nhen lên trong lòng chị.

Năm 2006, chị đã được kết nạp vào Hội Phụ nữ xã Chế Cu Nha. Không chấp nhận cảnh đói nghèo “ăn bữa nay, lo bữa mai”, chị bàn với chồng mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để mua con giống.

Từ sự chăm chỉ, cần mẫn và khát vọng thoát nghèo, bằng 40 triệu đồng vay vốn ưu đãi và sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của các cán bộ Hội Phụ nữ xã, chị đã mua 3 con lợn giống về nuôi. Chị thường xuyên tham khảo phương pháp nuôi của các hộ gia đình nuôi lợn giống hiệu quả ở xã bạn.

Nhờ chăn nuôi hiệu quả, chị tiết kiệm được chi phí mua giống và cung cấp con giống cho bà con nhân dân trong bản, trong xã. Mỗi năm, gia đình chị thu nhập trên 30 triệu đồng từ nuôi lợn.

Từ những kết quả đó, chị Hờ Thị Dê được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã từ cuối năm 2006 đến nay. Trong 10 năm tham gia công tác Hội, chị luôn tìm tòi, học hỏi qua sách báo để vạch ra kế hoạch, tham mưu cụ thể giúp Hội Phụ nữ xã trong việc tuyên truyền đến các chi hội và hội viên phụ nữ về vấn đề tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Năm 2009, dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Hội Phụ nữ huyện Mù Cang Chải và sự giúp đỡ của Trung tâm Hỗ trợ Dạy nghề nhân đạo Caft Link, chị đã chủ động tham mưu giúp Hội Phụ nữ xã, cấp ủy, chính quyền địa phương và đứng ra thành lập mô hình tổ phụ nữ thêu dệt thổ cẩm tại bản Dề Thàng.

Từ 20 hội viên ban đầu đến nay tổ thêu dệt thổ cẩm đã lên tới 37 hội viên, trung bình mỗi đợt giao hàng về Hà Nội đạt từ 700 - 800 sản phẩm, cho thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng, giúp mỗi thành viên có thêm thu nhập từ 2 - 3 triệu đồng/ đợt giao hàng.

Nhờ những thành tích đó, chị Hờ Thị Dê đã nhận được nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp, các ngành. Đặc biệt, mới đây, chị còn là một trong những phụ nữ tiêu biểu của tỉnh Yên Bái đi dự Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2017 - 2022 và được Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác Hội.

Chị chia sẻ: “Với cương vị là người tham gia công tác Hội, bản thân tôi đã tự tìm tòi, học hỏi và cố gắng tuyên truyền bằng những kiến thức mình đã học được để truyền đạt đến hội viên ở các thôn, bản, nhất là trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo”.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, nhiệt tình trong công tác Hội mà chị luôn làm tốt vai trò của một người mẹ, người vợ đảm đang, chăm sóc gia đình, con cái chu đáo, vẹn toàn. Bên cạnh đó, chị luôn tích cực hăng hái tham gia phong trào Hội, sẵn sàng giúp đỡ chị em khác có hoàn cảnh khó khăn, thiếu vốn sản xuất. Chị Hờ Thị Dê xứng đáng một tấm gương điển hình cần được nhân rộng để chị em phụ nữ nhiều địa phương khác học tập và noi theo.

Hồng Mỷ

Các tin khác
Anh Phạm Hồng Tám (bên phải) cùng đồng nghiệp trong giờ làm việc.

Năm 2023, anh Phạm Hồng Tám - Tổ trưởng Tổ sửa chữa điện, Phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực (PC) Yên Bái được Tỉnh đoàn Yên Bái lựa chọn là gương mặt "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” và là 1 trong 20 người được nhận Giải thưởng "Cánh cung đỏ” Phạm Hồng Tám.

Người Mông bản Cáng Giông đã biết ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa. (Trong ảnh: Người dân thu hoạch quả sơn tra - cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và hạn chế tình trạng phá rừng).

Núi rừng Mù Cang Chải như đang diễn ra lễ hội hoa với đủ các loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Trong đó, sắc trắng hoa ban Tây Bắc vẫn là gam màu chủ đạo, những đám mây sà xuống mái nhà gỗ của người Mông nhìn càng thơ mộng. Nhưng hôm nay chúng tôi chủ đích đi tìm gặp "bông hoa" nở cả 4 mùa, ấy là Giàng A Tùng - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) bản Cáng Dông, xã Nậm Khắt.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Văn Yên thăm rừng quế của gia đình anh Bàn Văn Minh (bên phải) ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp.

Những thanh niên người Dao vùng đất quế Văn Yên mà chúng tôi gặp trong chuyến công tác đầu xuân vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về lòng nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh và huyện Trấn Yên thăm mô hình VAC của anh Mai Văn Tình.

Viết tiếp ước mơ dang dở nơi giảng đường đại học bằng con đường lập nghiệp tại quê hương rồi trở thành Giám đốc Hợp tác xã của chính mình, đó là lối đi của "người trẻ" Mai Văn Tình ở thôn Khang Chính, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên. Lối đi của giám đốc trẻ Mai Văn Tình sẽ tiếp thêm động lực cho nhiều bạn trẻ đang trên con đường lập nghiệp khi đại học không phải là con đường duy nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục