“Thủ lĩnh” Đoàn đi đầu trong phát triển đảng viên

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/6/2017 | 8:06:56 AM

YBĐT - 2 năm - quãng thời gian tuy chưa dài nhưng đủ để chàng trai Hà Anh Tuấn, sinh năm 1986, Bí thư Đoàn xã Hồng Ca (Trấn Yên) thấu hiểu, yêu mến, gắn bó với công tác Đoàn luôn đòi hỏi sự năng động và cũng đầy thử thách.

Bí thư Đoàn xã Hồng Ca  Hà Anh Tuấn.
Bí thư Đoàn xã Hồng Ca Hà Anh Tuấn.

Một buổi chiều tháng Sáu đầy nắng, tôi có cơ hội được gặp Anh Tuấn - chàng trai với nụ cười tươi thật dễ khiến người ta cảm mến. Tuấn tâm sự, với bản tính sôi nổi, yêu thích các hoạt động xã hội, nên anh đã đến với công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở địa phương thật tình cờ. Từ một đoàn viên, anh sớm thể hiện năng lực và tố chất của một “thủ lĩnh”.

Phát triển công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên đã khó, công tác phát triển đảng viên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số lại càng khó hơn. Tuấn luôn là người đi đầu, xông xáo trong mọi công tác, hoạt động, làm gương cho các ĐVTN noi theo.

Đồng thời, tích cực tham mưu, đổi mới hình thức, phương pháp sinh hoạt Đoàn để thu hút ĐVTN tự nguyện tham gia, gắn bó với phong trào. Hiện Đoàn xã Hồng Ca có 20 chi đoàn, trong đó, công tác phát triển đảng viên mạnh mẽ nhất là tại các chi đoàn nông thôn, đặc biệt ở 4 thôn có 100% bà con là đồng bào dân tộc Mông gồm: Khe Ron, Khe Tiến, Hồng Lâu và Khuôn Bổ.

Anh Tuấn chia sẻ: “Hàng năm, mỗi chi đoàn nông thôn giới thiệu được từ 5 - 10 ĐVTN, sau đó Đoàn xã sẽ chọn những ĐVTN ưu tú, tiêu biểu nhất để giới thiệu kết nạp Đảng. Số lượng đảng viên được kết nạp là ĐVTN tăng lên rõ rệt theo từng năm. Năm 2015, có 13 ĐVTN được kết nạp Đảng, năm 2016 con số này là 22 ĐVTN; dự kiến, năm 2017 sẽ có 25 ĐVTN được kết nạp Đảng (6 tháng đầu năm 2017, đã có 16 ĐVTN được đứng trong hàng ngũ của Đảng). Đây thực sự là những con số đáng mừng, ghi nhận những nỗ lực không ngừng của Đoàn xã Hồng Ca chúng tôi”.

Luôn đổi mới hình thức sinh hoạt Đoàn phù hợp với đặc thù của địa phương và ĐVTN, Đoàn xã Hồng Ca đã tạo môi trường thuận lợi để ĐVTN phát huy năng lực của mình, trau dồi kỹ năng hoạt động xã hội, nâng cao chất lượng các phong trào. Vai trò của “thủ lĩnh” Đoàn thực sự nổi bật như một tấm gương cho các ĐVTN học tập và noi theo.

Chương trình tình nguyện khai thác củ măng tre Bát độ giống được đông đảo ĐVTN xã Hồng Ca tích cực tham gia.

Để có được kết quả ấy, trực tiếp các bí thư chi đoàn phải luôn là người sát sao, vận động, tập hợp ĐVTN. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các hoạt động thiết thực như thi đấu thể thao, giao lưu văn hóa, văn nghệ, phổ biến các kế hoạch công tác của Đoàn, vận động thanh niên xung kích, tình nguyện chung sức vì cộng đồng; lồng ghép tuyên truyền Luật An toàn Giao thông, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên; giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, vận động đồng bào tham gia xây dựng đời sống văn hóa; vận động thanh niên trong xã thực hiện nghĩa vụ quân sự... Nổi bật phải kể đến công trình tình nguyện cấp huyện "Đào hố trồng tre măng Bát độ giúp 4 thôn đồng bào Mông".

Năm 2016, trong đợt 1, Đoàn xã Hồng Ca đã huy động 105 ĐVTN tham gia và đợt 2 với 120 ĐVTN tham gia. Tiếp nối thành công của chương trình tình nguyện ý nghĩa này, 6 tháng đầu năm 2017, Đoàn xã đã đóng góp 268 ngày công đi khai thác củ măng tre Bát Độ giống và tổ chức nhiều chương trình tình nguyện như: quét dọn Đài tưởng niệm, làm vườn thuốc nam, tu sửa sân vận động, gói bánh chưng tặng học sinh… thu hút đông đảo ĐVTN tham gia.

Từ những hoạt động thiết thực đã tạo cơ hội cho các ĐVTN xã Hồng Ca có môi trường phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành, giúp tổ chức Đoàn phát hiện những đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp.

Nhắc đến Hà Anh Tuấn, đồng chí Nguyễn Tuấn Anh - Bí thư Huyện đoàn Trấn Yên cho biết: “Tuấn là một trong những Bí thư Đoàn xã có kinh nghiệm, năng lực và rất nhiệt huyết trong công việc. Nhiều hoạt động thu hút, tập hợp ĐVTN, đặc biệt là phát triển đảng viên trong ĐVTN được Tuấn thực hiện với cách làm hay, cụ thể, sáng tạo, có ý nghĩa thiết thực. Thực hiện Chỉ thị 05 theo Kế hoạch của Tỉnh ủy, sắp tới, Huyện đoàn Trấn Yên tin tưởng và lựa chọn, xây dựng cơ sở Đoàn xã Hồng Ca là một trong những mô hình điển hình tiên tiến trong thực hiện đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Mai Linh

Các tin khác
CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục