Người truyền lửa cho học sinh yêu Lịch sử

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/9/2017 | 7:03:44 AM

YBĐT - Em Hoàng Thu Hằng chia sẻ: "Có thể nhiều bạn không thích học môn Lịch sử vì đó là môn học thuộc cứng nhắc. Trước đây, em cũng từng như vậy. Nhưng từ khi học cô Việt Anh, em đã có cái nhìn khác. Đó cũng là cảm nhân chung của bao thế hệ học trò tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) THCS Trấn Yên về cô Phạm Đỗ Việt Anh, giáo viên môn Lịch sử.

Cô giáo Phạm Đỗ Việt Anh hướng dẫn học sinh ôn bài.
Cô giáo Phạm Đỗ Việt Anh hướng dẫn học sinh ôn bài.

Đối với bao thế hệ học trò tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) THCS Trấn Yên, cô Phạm Đỗ Việt Anh, giáo viên môn Lịch sử chính là người truyền lửa đam mê yêu thích lịch sử - môn học vốn bị mang tiếng là "khô khan, khó nhằn” để ươm những mầm giống mới cho đội tuyển học sinh giỏi của huyện, của tỉnh.

Cô giáo Việt Anh chia sẻ: "Lịch sử dân tộc là niềm tự hào và kiêu hãnh trong mỗi con người Việt Nam. Môn Lịch sử là một trong những bộ môn có vai trò hết sức quan trọng trong việc bồi dưỡng kiến thức, văn hóa, tư tưởng, chính trị, phẩm chất đạo đức và phong cách lối sống cho thế hệ trẻ.
 
Song trên thực tế, môn học lại đang bị học sinh thờ ơ, không hứng thú và coi đó là môn phụ. Vì vậy, nếu không muốn học sinh quay lưng thì việc đổi mới cách dạy, cách truyền đạt kiến thức là điều hết sức cần thiết”.
 
Theo đó, cô Việt Anh luôn trăn trở, tìm tòi cách dạy mới phù hợp với từng giai đoạn, lứa tuổi, đối tượng học sinh để mỗi giờ học là một giờ vui, để học sinh tiếp thu bài học một cách thoải mái nhất. Thay vì phương pháp học truyền thống là "thầy cô đọc - trò chép”, cô Việt Anh sử dụng đồ dùng trực quan trong mỗi giờ lên lớp qua đó phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
 
Bằng những câu chuyện lịch sử đầy hào hứng hay các dụng cụ như: hình ảnh, tranh vẽ, bản đồ, lược đồ, mô hình, bài giảng điện tử… cô Việt Anh đã tổ chức các bài giảng một cách linh hoạt, chủ động, sáng tạo để học sinh tự mình khám phá và chiếm lĩnh kiến thức.
 
Em Hoàng Thu Hằng - học sinh lớp 9B chia sẻ: "Có thể nhiều bạn không thích học môn Lịch sử vì đó là môn học thuộc cứng nhắc. Trước đây, em cũng từng như vậy. Nhưng từ khi học cô Việt Anh, em đã có cái nhìn khác. Qua mỗi bài giảng, mỗi trang kiến thức của cô khiến em càng thêm tự hào về lịch sử cách mạng dân tộc với nhiều chiến công hiển hách. Em đã nghĩ sẽ cố gắng học thật tốt môn Tiếng Anh để thực hiện ước mơ làm hướng dẫn viên du lịch nhưng giờ đây em lại có thêm mong muốn học thật tốt môn Lịch sử để có thể giới thiệu cho tất cả bạn bè trên thế giới về lịch sử hào hùng của đất nước mình”.

Thành công của cô Việt Anh không chỉ là truyền được tình yêu môn Lịch sử cho học sinh mà còn thể hiện ở số lượng học sinh giỏi lớp 9 môn Lịch sử đoạt giải tại các kỳ thi cấp huyện, cấp tỉnh ngày càng nhiều với chất lượng bền vững. Theo kinh nghiệm của cô Việt Anh, ngoài xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi một cách chi tiết, cụ thể thì việc chọn đội tuyển rất quan trọng.
 
Để chọn được những "hạt giống” có thể tạo thành "mầm cây” chắc khỏe, đáp ứng việc rèn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi sau này, giáo viên phải bắt đầu ngay từ khi học sinh vào lớp 6. Giáo viên cần kiên trì, chịu khó tư duy, quan sát, thường xuyên đánh giá so sánh, động viên, khích lệ tinh thần học sinh. Tiếp theo cần khai thác, tìm hiểu nguồn tài liệu phong phú và xây dựng phương pháp bồi dưỡng phù hợp.
 
Cô Việt Anh cho biết thêm: "Để bồi dưỡng được nguồn đội tuyển học sinh giỏi, giáo viên cần trang bị cho học sinh lượng kiến thức cơ bản, khai thác sâu dưới dạng chuyên đề, rèn cho học sinh kỹ năng nghe, ghi chép, viết bài kiểm tra, chấm chữa và đặc biệt là khả năng độc lập nghiên cứu để các em tự lĩnh hội kiến thức. Đó là một trong những yếu tố quan trọng để đạt thành tích cao”.
 
Chỉ tính riêng năm học 2016-2017, dưới sự dìu dắt của cô Việt Anh, Trường PTDTNT THCS Trấn Yên đã đạt 4 giải học sinh giỏi môn Lịch sử cấp tỉnh, trong đó 1 giải ba, 3 giải khuyến khích; 5 giải cấp huyện gồm 2 giải nhì, 3 giải ba.

Với tâm huyết, trách nhiệm, lòng yêu nghề trong suốt 18 năm đứng lớp, cô Việt Anh đã sống cùng với cuộc sống của học sinh, gác lại những lo toan của cuộc sống hàng ngày để truyền lửa đam mê, yêu thích môn Lịch sử cho học sinh và cùng các em nỗ lực để đạt kết quả tốt nhất. Với đóng góp của mình, nhiều năm liền, cô Việt Anh đều đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp huyện, được UBND huyện Trấn Yên tặng giấy khen đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của huyện.

Hoài Anh

Các tin khác
Anh Phạm Hồng Tám (bên phải) cùng đồng nghiệp trong giờ làm việc.

Năm 2023, anh Phạm Hồng Tám - Tổ trưởng Tổ sửa chữa điện, Phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực (PC) Yên Bái được Tỉnh đoàn Yên Bái lựa chọn là gương mặt "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” và là 1 trong 20 người được nhận Giải thưởng "Cánh cung đỏ” Phạm Hồng Tám.

Người Mông bản Cáng Giông đã biết ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa. (Trong ảnh: Người dân thu hoạch quả sơn tra - cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và hạn chế tình trạng phá rừng).

Núi rừng Mù Cang Chải như đang diễn ra lễ hội hoa với đủ các loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Trong đó, sắc trắng hoa ban Tây Bắc vẫn là gam màu chủ đạo, những đám mây sà xuống mái nhà gỗ của người Mông nhìn càng thơ mộng. Nhưng hôm nay chúng tôi chủ đích đi tìm gặp "bông hoa" nở cả 4 mùa, ấy là Giàng A Tùng - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) bản Cáng Dông, xã Nậm Khắt.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Văn Yên thăm rừng quế của gia đình anh Bàn Văn Minh (bên phải) ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp.

Những thanh niên người Dao vùng đất quế Văn Yên mà chúng tôi gặp trong chuyến công tác đầu xuân vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về lòng nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh và huyện Trấn Yên thăm mô hình VAC của anh Mai Văn Tình.

Viết tiếp ước mơ dang dở nơi giảng đường đại học bằng con đường lập nghiệp tại quê hương rồi trở thành Giám đốc Hợp tác xã của chính mình, đó là lối đi của "người trẻ" Mai Văn Tình ở thôn Khang Chính, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên. Lối đi của giám đốc trẻ Mai Văn Tình sẽ tiếp thêm động lực cho nhiều bạn trẻ đang trên con đường lập nghiệp khi đại học không phải là con đường duy nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục