Vàng A Chư làm theo lời Bác

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/9/2017 | 6:54:40 AM

YBĐT -Từ một chàng trai chỉ có trình độ tiểu học, Vàng A Chư đã trở thành chủ cửa hiệu sửa chữa máy nông cụ phục vụ bà con trong huyện và còn dạy nghề cho trên 30 thanh niên ở các xã trong huyện và các huyện lân cận. 

Anh Vàng A Chư (bên phải) dạy nghề sửa chữa máy nông cụ cho thanh niên các xã trong và ngoài huyện.
Anh Vàng A Chư (bên phải) dạy nghề sửa chữa máy nông cụ cho thanh niên các xã trong và ngoài huyện.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở bản Tà Chơ, xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, ngay từ nhỏ Vàng A Chư đã phải chịu thiệt thòi do hoàn cảnh khó khăn nên chỉ được học hết bậc tiểu học rồi ở nhà giúp bố mẹ làm ruộng, trồng ngô nuôi hai em ăn học.

Sau khi xây dựng gia đình, Chư ra ở riêng. Bố mẹ nghèo chia cho ít ruộng nương không đủ để sản xuất, vợ lại sinh con nên cuộc sống của gia đình anh lại càng vất vả hơn. Chư đã suy nghĩ rất nhiều nhưng vẫn chưa chọn được cho mình một nghề để làm thêm nuôi gia đình. Một lần đi họp bản, anh được cán bộ xã tuyên truyền về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
 
Cán bộ giảng giải: "Thanh niên phải chịu khó học hỏi, biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng gia sản xuất, hoặc phải đi học lấy một nghề gì đó để làm thêm tăng thu nhập cho gia đình”.
 
Về nhà, Chư bàn với vợ quyết định đi học nghề tại thị xã Nghĩa Lộ. Sau khi học nghề mộc về, mỗi năm, Chư làm được từ 2 đến 3 căn nhà cho bà con trong và ngoài xã, thu nhập từ 18 đến 30 triệu đồng. Cuộc sống của gia đình đỡ vất vả hơn. Những lúc không đi làm mộc, anh cùng vợ mua giống thảo quả về trồng để có thêm tiền nuôi con ăn học.
 
Đến năm 2007, Chư thấy nhiều hộ dân ở xã Cao Phạ và các xã lân cận được Nhà nước hỗ trợ máy nông cụ phục vụ sản xuất như máy cày, bừa, máy cưa, tuốt lúa, cắt cỏ... sử dụng sau một thời gian bị hỏng rất nhiều nhưng không có thợ sửa chữa. Bà con phải mang xuống tận thị xã Nghĩa Lộ mới sửa được. 

Anh đã quyết định bỏ nghề mộc, đi học sửa chữa máy nông cụ về phục vụ nhân dân trong huyện. Sau khi học nghề, năm 2011 Chư đã mở hiệu sửa chữa máy nông cụ tại xã phục vụ nhân dân. Thấy bà con ở các xã trong huyện phải mang máy đi xa 20 đến 40 km rất vất vả, mới sửa được.
 
Tháng 3/2016, anh Chư quyết định ra thị trấn Mù Cang Chải thuê đất, mở cửa hàng bán và sửa chữa máy nông cụ, phục vụ cho nhiều bà con các xã trong huyện. Từ năm 2016 đến nay, cửa hàng của anh đã bán trên 130 máy cày, bừa, máy cưa, bào, cắt cỏ... cho bà con nông dân; sửa chữa hàng trăm chiếc máy cày, bừa, cắt cỏ cho nhân dân trong và ngoài huyện. Không chỉ bán, sửa chữa máy nông cụ, anh Chư còn dạy nghề cho trên 30 thanh niên ở các xã trong huyện và các huyện lân cận biết sửa chữa máy nông cụ về phục vụ cho bà con.

Bằng nghị lực vượt khó của mình, anh Chư đã khởi nghiệp thành công với nghề sửa chữa và bán máy nông cụ, trồng cây thảo quả. Hiện nay, thu nhập của gia đình anh đạt từ 200 đến 250 triệu đồng/năm, trong đó tiền bán thảo quả được gần 200 triệu đồng. Với sự nỗ lực của mình trong học tập, lao động, sản xuất kinh doanh, anh Chư đã vinh dự được Tỉnh ủy Yên Bái tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Minh Hằng

Các tin khác
CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục