Người thắp lửa đam mê

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/11/2017 | 6:55:17 AM

YBĐT - Đông vui, ấm áp, xúc động là những gì mà các thế hệ thầy cô giáo, cựu học sinh, sinh viên cảm nhận trong ngày Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch Yên Bái tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập (1967 - 2017). 

Thầy Vũ Trọng Quý đã có nhiều đóng góp trong xây dựng và phát triển Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch Yên Bái.
Thầy Vũ Trọng Quý đã có nhiều đóng góp trong xây dựng và phát triển Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch Yên Bái.

Tại đây, người luôn được nhiều người nhắc tới đó là thầy giáo Vũ Trọng Quý - nguyên Hiệu trưởng nhà trường. Người thầy mà bằng tài năng, tâm huyết của mình đã thổi bùng ngọn lửa đam mê nghệ thuật cho biết bao thế hệ học trò. 


Dấu mốc quan trọng 50 năm xây dựng, phát triển nhà trường không thể không nhắc tới, đó là năm 1985, UBND tỉnh Hoàng Liên Sơn ra quyết định khôi phục lại sự hoạt động nhà trường và thầy giáo Vũ Trọng Quý được giao trọng trách Hiệu trưởng. Gần 20 năm làm công tác quản lý và trực tiếp giảng dạy, ông là tấm gương người lãnh đạo mẫu mực, người thầy tâm huyết. 

Thầy Vũ Trọng Quý tâm sự: "Cái duyên đi theo con đường nghệ thuật âm nhạc với tôi cũng rất tình cờ. Trước đó, tôi theo học Đại học Sư phạm, Khoa Văn - Sử và tốt nghiệp năm 1964. Ra trường, đúng vào thời điểm cuộc kháng chiến chống giặc Mỹ của nhân dân ta ngày càng ác liệt, Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, tôi cùng rất đông các bạn sinh viên xung phong lên đường vào Nam đánh giặc. Nhờ năng khiếu âm nhạc, tôi được Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên giao nhiệm vụ làm Phó trưởng Đoàn văn công quân giải phóng Tây Nguyên, chuyên làm các công việc sáng tác, dàn dựng, biểu diễn văn nghệ phục vụ quân đội và con đường âm nhạc cũng bắt đầu từ đây”.

Quá trình phục vụ quân đội, thầy Quý được Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên cử đi đào tạo chuyên ngành lý luận và sáng tác âm nhạc tại Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). 

Tích cực, hăng say học tập, lao động đạt được nhiều thành tích cao, năm 1965, thầy Quý được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam và tiếp tục cống hiến trong quân đội đến khi đất nước hoàn toàn giải phóng. 

Sau năm 1975, thầy Quý được giới thiệu về công tác tại Ty Văn hóa tỉnh Yên Bái, tiếp đó là Ty Văn hóa tỉnh Hoàng Liên Sơn; Giám đốc Nhà Văn hóa tỉnh và đến năm 1985 ông được đề bạt làm Hiệu trưởng Trường Sơ cấp Văn hóa - Nghệ thuật Hoàng Liên Sơn. 

Thời điểm mới được khôi phục, cơ sở vật chất nghèo nàn, đội ngũ giáo viên giảng dạy thiếu song tập thể lãnh đạo, giáo viên nhà trường (khi đó chỉ có 5 người) nỗ lực gánh vác nhiều công việc kiêm nhiệm, nỗ lực truyền dạy cho các em học sinh những kiến thức, kỹ năng về âm nhạc và hội họa. 

Thầy Quý chia sẻ: "Ngoài việc tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ của tỉnh xây dựng cơ sở vật chất, Ban Giám hiệu nhà trường phải về Nhạc viện Hà Nội mời các thầy cô giáo ở đây giúp đỡ công tác giảng dạy lý thuyết, thực hành qua đó chất lượng học sinh nhà trường bảo đảm. Hơn thế, khi bước chân vào trường, các em học sinh, sinh viên giống như những viên ngọc thô, thầy cô giáo phải rèn giũa để các em phát huy tốt nhất năng khiếu bản thân. Bên cạnh việc giảng dạy theo chương trình đào tạo của nhà trường, người thầy còn phải truyền những kinh nghiệm thực tiễn để khơi dậy tình yêu, ngọn lửa đam mê nghệ thuật cho các em". 

"Kiên trì, cần cù là những yếu tố không thể thiếu đối với một học sinh, sinh viên học âm nhạc. Các em học sinh đang trong độ tuổi trưởng thành, cảm xúc chưa ổn định, thầy cô giáo phải thường xuyên động viên, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm sống để các em biết cách cân bằng, có tâm thế ổn định trong mọi hoàn cảnh” - Thầy Quý nói. 

Với công việc giảng dạy, nghiên cứu và sáng tác, hạnh phúc với thầy giáo Vũ Trọng Quý chính ở những thành công mà các thế hệ học trò đạt được. Tuy không theo con đường nghệ thuật nhưng Hảng A Chua - cán bộ Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh vẫn luôn nhớ những kỷ niệm đẹp trong thời gian theo học tại đây: "Các bạn ở ký túc xá vẫn thường gọi thầy là "bố Quý”. 

Không chỉ các buổi lên lớp giảng bài mà buổi tối, "bố Quý” thường xuyên vào ký túc xá động viên học sinh siêng năng, tự luyện tập, sáng tạo và giải đáp thắc mắc, kiến thức về âm nhạc cho học trò. Từ đó, mọi người đều chăm chỉ, hăng say học tập”. 

Cô giáo Vũ Thị Bích Nga - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch Yên Bái nhấn mạnh: "Bên cạnh sự siêng năng, cần cù luyện tập, sáng tạo của mỗi học sinh, sinh viên, một phần không nhỏ phải kể đến công lao của những người thầy cô giáo nhiệt huyết, mang hết tâm sức đào tạo đội ngũ những người làm nghệ thuật cho tương lai như thầy Vũ Trọng Quý. Đến nay, nhiều học trò của thầy đã trở thành nhà quản lý, giáo viên, họa sỹ, nhạc sỹ, ca sỹ. Những đóng góp của thầy Vũ Trọng Quý ghi đậm dấu ấn trong chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển của Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch Yên Bái”.

Vũ Đồng

Các tin khác
Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục