Thanh niên làm giàu từ nuôi ong mật

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/11/2017 | 8:15:17 AM

YBĐT - Học xong THPT, nhận thấy diện tích đồi rừng xung quanh nhà có thể nuôi ong được, qua sách báo, tivi, đoàn viên Nguyễn Văn Thịnh ở thôn Phú Nhuận, xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái quyết định mua 1 tổ ong với giá gần 1 triệu đồng. Cần mẫn chăm sóc và nhân đàn, qua 4 năm, anh Thịnh đã có 85 tổ ong. Chỉ vụ mật 2017 này, Thịnh đã thắng lớn với 500 lít mật.

Đoàn viên thanh niên Hoàng Văn Sang, thôn Minh Phú, xã Vân Hội, huyện Trấn Yên (bên phải) làm giàu từ nuôi ong.
Đoàn viên thanh niên Hoàng Văn Sang, thôn Minh Phú, xã Vân Hội, huyện Trấn Yên (bên phải) làm giàu từ nuôi ong.

Không những làm giàu cho bản thân, anh Thịnh còn tặng ông Nguyễn Văn Dũng và ông Đàm Văn Hùng, thôn Phú Nhuận xã Âu Lâu mỗi người 1 đõ ong để cùng phát triển nghề nuôi ong trên địa bàn. Anh Nguyễn Văn Thịnh chia sẻ: "Nuôi ong cũng nhiều khó khăn và vất vả, nếu nuôi chỉ để lấy mật dùng thì khá đơn giản nhưng nuôi số lượng lớn để làm giàu rất khó, phải am hiểu thời tiết, cũng như phải biết cách tiêu diệt các loại thiên địch của đàn ong mật.
 
Đặc biệt, trong quá trình nuôi phải nắm bắt rõ đặc tính đi lại, ăn uống, quy luật sinh trưởng cũng như các loại bệnh có thể xảy ra đối với đàn ong mới có thể duy trì và tăng nhanh số lượng đàn". Với những thành quả có được từ sự đam mê học hỏi, dám nghĩ dám làm của anh không những đem lại kết quả thiết thực cho bản thân, mà mô hình nuôi ong của anh còn là một điểm sáng cho phong trào đoàn viên thanh niên phát triển kinh tế trong địa bàn xã và toàn thành phố Yên Bái.

Với đoàn viên Hoàng Văn Sang, thôn Minh Phú, xã Vân Hội, huyện Trấn Yên – người cũng chọn nuôi ong làm giàu, cứ đến mùa hoa nhãn anh lại cùng một số bạn cùng nuôi trong xã thuê xe chở hàng trăm tổ ong về các vùng Hưng Yên, Hải Dương để khai thác nguồn mật nhãn. Khởi đầu với vài đõ ong, đến nay, Sang đã sở hữu 80 đõ ong đang cho thu mật. Giá bán từ 150.000 - 300.000 đồng/lít mật, mỗi năm, chỉ riêng nguồn thu từ mật ong đã lên tới vài trăm triệu đồng. Chưa kể, hiện Sang còn có thêm nguồn thu từ nhân đàn bán ong giống, cung cấp đõ nuôi ong cho người nuôi ong.

Được biết, trong giai đoạn 2012 – 2017, có 125 mô hình nuôi ong của đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh được xây dựng và phát huy hiệu quả. 5 năm từ 2012 – 2017, các cấp bộ Đoàn ở Yên Bái đã phối hợp tổ chức trên 520 lớp tập huấn cho trên 25.000 lượt đoàn viên thanh niên về kiến thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, trong đó lồng ghép nội dung tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm về nghề nuôi ong mật.
 
Qua  đó, đã giúp nhiều đoàn viên thanh niên thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Điển hình như đoàn viên Sùng A Gâu ở xã Mồ Dề, đoàn viên Nguyễn Văn Toản ở xã Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải; Nguyễn Văn Nam, thôn Minh Phú, xã Vân Hội, huyện Trấn Yên phát triển nhờ nuôi ong lấy mật và tạo điều kiện cho nhau làm giàu chính đáng trên quê hương mình….
 
Đồng chí Đỗ Văn Nhu - Trưởng ban Thanh niên nông thôn - Công nhân viên chức xây dựng đô thị Tỉnh đoàn Yên Bái cho biết: "Lợi thế của tỉnh Yên Bái là tài nguyên rừng phong phú, mật độ che phủ cao, khí hậu trong lành… là điều kiện rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi ong mật. Thời gian qua, nhiều đoàn viên thanh niên đã khai thác thế mạnh đó để xây dựng mô hình phát triển kinh tế. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đẩy mạnh hơn nữa việc hỗ trợ đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp bằng việc khai thác những tiềm năng thế mạnh trên chính mảnh đất quê hương mình, phát triển các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường, trong đó nuôi ong lấy mật là một trong những mô hình được chú trọng”.

Quyết Thắng

Các tin khác
Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục