Quà tặng người nghèo của hai “nhà sáng chế” nhỏ tuổi

  • Cập nhật: Thứ hai, 5/2/2018 | 8:21:01 AM

YBĐT - Mùa đông ở vùng cao, thời tiết mưa lạnh triền miên. Để có quần áo mặc, giải pháp thông dụng nhất là sấy quần áo bên bếp lửa nhưng giải pháp này lại mang nhiều hạn chế. Trước thực tế đó, 2 em học sinh Lò Văn Chung và Lý Văn Tuấn - Trường THCS Tú Lệ (Văn Chấn) đã sáng tạo ra Hệ thống sấy quần áo bằng bếp lửa, khắc phục nhược điểm của việc sấy quần áo truyền thống với giá thành rẻ.

Hệ thống sấy quần áo bằng bếp lửa của 2 học sinh Lò Văn Chung và Lý Văn Tuấn - Trường THCS Tú Lệ (Văn Chấn).
Hệ thống sấy quần áo bằng bếp lửa của 2 học sinh Lò Văn Chung và Lý Văn Tuấn - Trường THCS Tú Lệ (Văn Chấn).


Nếu ai đã từng đến vùng cao, nhất là khu vực trường học sẽ được chứng kiến hình ảnh các em học sinh nghèo mặc quần áo phong phanh trong tiết trời mùa đông giá rét. Phần vì thiếu quần áo ấm, nhưng nhiều khi cũng vì quần áo giặt chưa kịp khô để thay. 

Nhiều em phải sấy quần áo bên bếp lửa, quần áo bị ám khói, bám bụi bẩn thậm chí còn bị bắn tàn lửa làm cháy. Em Lò Văn Chung chia sẻ: "Mặc dù, trên thị trường đã có sản phẩm tủ sấy quần áo chạy bằng điện, tuy nhiên giá thành tương đối cao, không phù hợp với đa số hộ dân nghèo. 

Vì vậy, chúng em đã lựa chọn nghiên cứu hệ thống bếp lửa sấy quần áo, vừa nấu cơm, vừa sưởi ấm, vừa sấy khô quần áo, lại khắc phục được những nhược điểm của cách sấy quần áo truyền thống, giá thành lại rẻ, thích hợp với hộ dân nghèo hoặc có thể phát triển ở các trường bán trú, nội trú”. 

Sau khi nghiên cứu các kiến thức Vật lý cũng như tính chất chịu nhiệt của các loại vải thông dụng, 2 em Chung và Tuấn đã sáng tạo ra Hệ thống sấy quần áo bằng bếp lửa dựa trên nguyên lý hấp thụ nhiệt. Nhiệt từ bếp lửa sẽ làm nóng không khí bên trong ống. Không khí nóng sẽ được dẫn vào trong tủ sấy theo sự đối lưu, đồng thời ống cũng dẫn nhiệt vào buồng sấy theo sự dẫn nhiệt, làm nhiệt độ trong tủ sấy tăng lên, sấy khô quần áo.

Với nguyên lý ấy, hệ thống sấy quần áo bằng bếp lửa bao gồm hệ thống kiềng bếp và buồng sấy. Hệ thống kiềng bếp thực chất là bếp lò có vỏ rỗng, bên trên gắn các nan đỡ hàn bằng ống thép, một đầu ống thép uốn cong xuống để tránh sự thoát nhiệt ra ngoài, đầu kia của ống thép uốn cao lên để dẫn nhiệt vào buồng. Phía trên hệ thống ống dẫn nhiệt được hàn giá bảo vệ để tránh bị bỏng khi vô ý chạm vào, có thể kết hợp làm gác sấy củi và sấy giầy. 

Còn buồng sấy được đóng bằng tôn thành hình hộp chữ nhật có độ bền, chịu được nhiệt và kín đáo, hạn chế sự tỏa nhiệt ra môi trường. Phía dưới buồng sấy có khe đưa nhiệt vào và khe thoát nước; phía trên có khe thoát hơi ẩm; bên cạnh có cửa điều chỉnh nhiệt độ và thoát hơi nước; bên trên có đồng hồ đo nhiệt độ trong buồng sấy. Quạt gió vừa thổi nhiệt vào buồng sấy, vừa tạo gió trong buồng sấy giúp quần áo nhanh khô hơn. 

Bà Hoàng Thị Hải, thôn Nà Lóng, xã Tú Lệ, Văn Chấn là một trong những hộ dân sử dụng thử nghiệm Hệ thống sấy quần áo bằng bếp lửa cho biết: "Với hệ thống này, chỉ khoảng 1 giờ đun bếp rồi đóng kín buồng sấy thêm 2 giờ là có thể sấy khô 12 chiếc áo khoác dầy. Đối với quần áo mỏng thì có thể sấy khô 24 chiếc với thời gian đun bếp khoảng 45 phút rồi đóng kín buồng sấy rồi ủ 1 giờ. Nên dù thời tiết có mưa phùn kéo dài nhiều ngày, độ ẩm không khí cao, nhiệt độ thấp thì hệ thống này vẫn làm việc hiệu quả”.

Để tiết kiệm, tận dụng có hiệu quả nhiệt lượng từ Hệ thống, có thể thiết kế bên trong buồng sấy thêm những giá đỡ để khi không sấy quần áo có thể sấy nông sản, thuốc bắc, thuốc nam, hoặc thực phẩm (thịt trâu, thịt lợn, ô mai, mứt…). Thêm nữa, với cùng nguyên lý trên, cũng có thể chế tạo ra máy nước nóng bằng bếp lửa. Với những lợi ích thiết thực, hệ thống sấy quần áo bằng bếp lửa của các em Lò Văn Chung và Lý Văn Tuấn đã đạt giải Nhất tại Cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2016-2017 do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức.

                                                                                                                                            Hoài Anh

Các tin khác
Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục