“Bông hồng”của bản

  • Cập nhật: Thứ ba, 20/2/2018 | 9:09:04 AM

YBĐT - Là nữ trưởng bản trẻ và năng động, chị Lan luôn tâm niệm phải cố gắng hết mình để xứng đáng với sự kỳ vọng của Đảng và nhân dân.


Nằm cạnh khu rừng nguyên sinh với những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, hôm nay, bản Din, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên đã có rất nhiều ngôi nhà sàn, nhà xây to đẹp. Người dân trong bản đã biết chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc… Kết quả ấy là nhờ sự đóng góp không nhỏ của nữ trưởng bản Hoàng Thị Lan. 

Gặp trưởng bản Hoàng Thị Lan khi những bông đào tết đã bung hoa khoe sắc, khoác trên mình bộ trang phục truyền thống với những nét hoa văn độc đáo, nở nụ cười thật tươi, chị mời tôi uống chén trà xuân đậm đà. 

Chị tâm sự: "Bản Din có 85 hộ với 317 nhân khẩu, 97% dân số là người dân tộc Tày. Bà con chủ yếu làm sản xuất nông - lâm nghiệp, một số ít thiếu việc làm nên đi làm ăn xa ở các khu công nghiệp tại: Thái Nguyên, Bắc Ninh. Những năm gần đây, được sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, đời sống người dân trong bản đã khấm khá lên nhiều”. 

Mặc dù không nhắc đến vai trò của mình nhưng nhìn vào những trọng trách mà chị Lan đang đảm nhận, như: Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Tổ trưởng Tổ an ninh nhân dân, đại biểu HĐND xã, đồng thời liên tục nhiều năm được bình chọn là người uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh đã phần nào cho thấy, sự đổi thay ở bản Din hôm nay không thể thiếu vai trò lãnh đạo của chị. 

Là nữ trưởng bản trẻ và năng động, chị Lan luôn tâm niệm phải cố gắng hết mình để xứng đáng với sự kỳ vọng của Đảng và nhân dân; xứng đáng với lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Cán bộ, đảng viên là công bộc của dân, không được xa dân. Để làm tốt vai trò lãnh đạo phải hết lòng, hết sức vì nước, vì dân”. 

Hàng ngày, chị tranh thủ tới thăm các hộ dân trong bản để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của bà con. Do đó, hầu hết các công việc của bản đều được giải quyết kịp thời, thấu tình, đạt lý. Bà con bản Din đã có nhiều đổi thay trong nếp nghĩ, cách làm; chung sức, đồng lòng thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chung tay xây dựng nông thôn mới. 

"Hiện tại, bản Din không còn tình trạng tổ chức đám cưới, đám tang kéo dài 4 - 5 ngày. Người chết không chôn gần nhà, gần nguồn nước. Phong tục phạt vạ, thách cưới, tảo hôn đã giảm. Trong bản không có người nghiện ma túy, sinh con thứ 3 trở lên, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững” - Trưởng bản Hoàng Thị Lan phấn khởi cho biết thêm. 

Từ những kết quả đạt được, nhiều năm liên tục, Bản Din luôn giữ vững danh hiệu "Bản văn hóa”. Hàng năm, trên 70% số hộ trong bản được công nhận "Gia đình văn hóa”. Nhiều hộ trong bản trở thành điển hình tiêu biểu của xã trong phát triển kinh tế mà đi đầu là gia đình trưởng bản Hoàng Thị Lan, mỗi năm thu nhập trên 200 triệu đồng từ chăn nuôi thủy sản, trồng cây ăn quả có múi và dịch vụ vận tải.

Chia tay bản Din trong tiết xuân phơi phới. Tôi thầm chúc cho "bông hồng” bản Din thật nhiều sức khỏe để tiếp tục phấn đấu và cống hiến, góp phần xây dựng vùng đất Chiến khu cách mạng ngày càng phát triển giàu đẹp, văn minh.

Hồng Oanh

Các tin khác
CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục