Người cán bộ công đoàn noi gương Bác

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/4/2018 | 8:14:34 AM

YBĐT -  Đã 25 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người, gần 10 năm trên cương vị quản lý, thầy giáo Nguyễn Minh Thanh - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS số 2 xã Hồng Ca nhiều năm là Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn ngành giáo dục và đào tạo (GDĐT); Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn huyện Trấn Yên luôn là tấm gương tiêu biểu trong học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh .

 

Thầy Thanh (người đứng, phía phải) vận động cha mẹ học sinh trong việc vận động học sinh ra lớp.
Thầy Thanh (người đứng, phía phải) vận động cha mẹ học sinh trong việc vận động học sinh ra lớp.


Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm, anh Nguyễn Minh Thanh được phân công về giảng dạy tại Trường Tiểu học Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên.
 
Với nhiệt huyết của thầy giáo trẻ nên chỉ sau 1 năm công tác, thầy Thanh được tín nhiệm bầu làm chủ tịch công đoàn cơ sở, rồi Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn ngành GDĐT huyện Trấn Yên phụ trách 4 xã phía Tây của huyện.
 
Đến năm 2009, thầy Thanh được bầu là Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hưng Thịnh và hiện tại đang là Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS số 2 xã Hồng Ca; Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn huyện Trấn Yên. 

Dù ở cương vị nào, thầy Thanh cũng luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ và là tấm gương sáng trong việc học, làm theo tấm gương của Bác, được đồng nghiệp tín nhiệm, học sinh quý trọng.
 
Em Mai Thị Thu Huyền, lớp 9 Trường Tiểu học và THCS xã Hưng Thịnh đã nhận xét về người thầy từng dạy dỗ mình: "Chúng em rất yêu quý thầy Thanh, vì thầy là người rất nhiệt tình, tâm huyết trong công việc giảng dạy. Nhờ thầy mà chúng em được học trong một ngôi trường khang trang, sạch đẹp".

Thời điểm năm 2009 trở về trước, Trường Tiểu học Hưng Thịnh gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, chất lượng dạy và học luôn ở tốp trung bình của huyện. Với quyết tâm, xây dựng trường tiến kịp với các trường vùng thấp, Hiệu trưởng Nguyễn Minh Thanh đã bàn bạc với Ban Giám hiệu và tổ chức công đoàn đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên giao lưu học hỏi kinh nghiệm nâng cao trình độ.
 
Thầy Thanh cùng với Hội đồng Sư phạm nhà trường huy động tối đa nguồn vốn xã hội hóa để xây dựng khuôn viên nhà trường, giúp trường vùng cao Hưng Thịnh đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 vào năm 2013. 

Thầy Thanh chia sẻ: "Xuất phát từ nhu cầu thực tế, học sinh vùng nông thôn còn nhiều thiệt thòi, tôi cùng Ban Chi ủy chỉ đạo Hội đồng Giáo dục tập trung nâng cao chất lượng dạy và học. Đồng thời, xây dựng khuôn viên, vườn hoa cây cảnh, sân chơi bãi tập để đảm bảo thẩm mỹ và tính giáo dục. Xây dựng thư viện ngoài trời để học sinh có chỗ đọc sách thân thiện để từ đó nâng nguồn cảm thụ cho học sinh vào trong tiết học và tăng kỹ năng nghe, đọc, viết của môn Tiếng Việt”.

Sự nghiệp trồng người của thầy Thanh tiếp tục ghi những dấu ấn khi tháng 10/2016 thực hiện Đề án Sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp học, thầy Thanh được cấp trên tín nhiệm điều chuyển về làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS số 2 Hồng Ca. 

Do là địa bàn vùng xa và đông đồng bào dân tộc thiểu số, nên ở đây việc huy động học sinh ra lớp gặp rất nhiều khó khăn. Tâm huyết với sự nghiệp trồng người, thầy Thanh trực tiếp cùng cán bộ, giáo viên nhà trường đến từng nhà học sinh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các gia đình khó khăn để tạo điều kiện cho con em đi học đầy đủ.
 
Không chỉ dạy đủ chương trình của Bộ GDĐT, nhà trường còn tổ chức dạy các môn thể thao truyền thống phù hợp với đối tượng học sinh vùng cao như:  bắn nỏ, ném pao, đẩy gậy; xây dựng các vườn hoa cây cảnh, góc công viên nhỏ, thư viện ngoài trời nhằm thu hút học sinh đến trường và tạo cho các em hứng thú hơn trong học tập. 

Từ cách làm này, năm học 2016 - 2017; 2017 - 2018, Trường duy trì số lượng đạt 100%; tỷ lệ học sinh chuyên cần đạt từ 96 đến 98%; chất lượng giáo dục đại trà dần dần được tăng lên. Trường Tiểu học và THCS số 2 Hồng Ca đang phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia vào năm 2018.
 
Thầy Vừ A Đấu - giáo viên Trường Tiểu học và THCS số 2 Hồng Ca nói về thầy Thanh: "Thầy Thanh dù bận nhiều công việc, nhưng thầy không hề quản ngại khó khăn để đi cùng với các giáo viên đến tận nhà vận động học sinh chưa ra trường sau tết. Sự nhiệt tình, ân cần của thầy Thanh đã được tất cả các phụ huynh cùng bà con ở đây hết lòng yêu quý. Nhờ thầy Thanh mà Trường Tiểu học và THCS số 2 Hồng Ca khang trang hơn; từ đó, tạo điều kiện cho học sinh ngày một hứng thú đến trường học tập”.

Sau hơn 20 năm là Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn ngành GDĐT huyện, tại Đại hội Công đoàn huyện Trấn Yên tháng 12/2017, thầy Thanh được bầu vào Ban Chấp hành Công đoàn huyện (khóa IX), nhiệm kỳ 2017 - 2022 và được giao phụ trách 16 trường học của 7 xã gồm: Lương Thịnh, Hưng Thịnh, Hưng Khánh, Hồng Ca, Việt Hồng, Việt Cường và Vân Hội.
 
Mặc dù khá bận rộn với công tác quản lý, nhưng thầy Thanh vẫn luôn sắp xếp thời gian hợp lý và bằng những kinh nghiệp của mình để phối hợp với ban giám hiệu, tổ chức công đoàn các nhà trường tuyên truyền, vận động đảng viên, đoàn viên công đoàn thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, học tập và làm theo Bác để trở thành tấm gương cho học sinh noi theo.
 
Các phong trào lớn của ngành GDĐT, của công đoàn cấp trên luôn được triển khai hiệu quả, tạo nên một phong trào thi đua sôi nổi trong từng nhà trường cũng như cụm thi đua. Các công đoàn cơ sở nơi thầy Thanh phụ trách luôn được công nhận vững mạnh. 

Bản thân thầy Thanh nhiều năm liền là Chiến sỹ Thi đua cấp cơ sở, được tặng nhiều bằng khen, giấy khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, huyện Trấn Yên…

Thanh Hùng

Các tin khác
CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục