Người biết làm giàu ở Kháo Giống

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/5/2018 | 8:40:52 AM

YBĐT - Ở bản Kháo Giống, xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải, có một thanh niên với sức trẻ, dám nghĩ, dám làm đã biết phát huy thế mạnh của địa phương để vươn lên thoát nghèo, trở thành một tấm điển hình làm kinh tế giỏi cho thanh niên và nhân dân trong bản học tập noi theo. Anh là Giàng A Sông.

Anh Giàng A Sông chăm sóc đàn dê.
Anh Giàng A Sông chăm sóc đàn dê.

Từ những kinh nghiệm thực tế, qua nghiên cứu các mô hình phát triển kinh tế trên các phương tiện thông tin đại chúng, nắm bắt chủ trương của Đảng, Nhà nước và tìm hiểu thế mạnh của địa phương, A Sông quyết định đầu tư làm kinh tế trang trại tổng hợp, áp dụng theo phương châm lấy ngắn nuôi dài. Anh trồng thảo quả, trồng sơn tra kết hợp chăn nuôi dê, lợn, nuôi gà xung quanh trang trại. Với gia đình Giàng A Sông, đây là quyết định táo bạo. Nhưng theo A Sông, nếu không làm thì sao biết có phù hợp, hiệu quả hay không.
 
Cứ vừa làm vừa học hỏi, rồi đúc rút thêm kinh nghiệm. Thất bại ban đầu do thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức khoa học, kỹ thuật không làm anh nản trí. Anh tập trung nghiên cứu sách báo, học hỏi thêm cách làm của những người đi trước; đặc biệt, anh rất tích cực tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng cây công nghiệp do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Trạm Khuyến nông huyện tổ chức…
 
Áp dụng bài bản kiến thức khoa học, kỹ thuật được tập huấn vào chăn nuôi nên đàn gia súc của gia đình anh phát triển tốt. Từ 7 con dê giống ban đầu, sau gần 2 năm chăm sóc, đàn dê của A Sông đã tăng lên 38 con, bình quân mỗi năm anh xuất bán 7 con dê; trên dưới 200 kg lợn thịt và hơn 40 kg gà thịt.
 
Đặc biệt, sau 7 năm kiên trì phát triển mô hình kinh tế trang trại, đến nay, diện tích cây thảo quả của gia đình anh đã cho thu hoạch gần 100 triệu đồng/năm; cây sơn tra cũng cho thu trên 10 triệu đồng/năm. Tính từ năm 2014 đến nay, mô hình kinh tế trang trại tổng hợp đã đem lại cho gia đình Giàng A Sông nguồn thu nhập ổn định, bình quân mỗi năm từ 100 đến 120 triệu đồng.

 Không những thoát nghèo, A Sông đã có điều kiện nuôi dạy con cái học hành chu đáo. Là người thanh niên tiến bộ của bản Kháo Giống, anh được cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong bản, trong xã tín nhiệm bầu vào lực lượng dân quân xã và công an viên. Lấy đó làm niềm vinh dự, tự hào cũng là trách nhiệm với cộng đồng, trước mỗi công việc giao, anh đều hoàn thành xuất sắc.
 
 Bản thân A Sông luôn là người tích cực tham gia cùng các lực lượng chức năng trong xã giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; kết quả huấn luyện dân quân tự vệ hàng năm đều đạt loại khá, giỏi. Mạnh dạn đi đầu phát triển thành công mô hình kinh tế trang trại, anh còn là người tích cực chia sẻ kinh nghiệm, cách làm kinh tế cho các đoàn viên thanh niên trong xã; tuyên truyền, vận động bà con trong bản Kháo Giống mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ, xóa đói giảm nghèo.
 
Giàng A Sông cho biết, sẽ tăng dần tích lũy để mở rộng quy mô trang trại; đồng thời, chủ động tham khảo, tìm kiếm thị trường để nâng cao giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho gia đình. Được biết, từ những thành công bước đầu, mô hình kinh tế trang trại tổng hợp của Giàng A Sông đã trở thành địa chỉ cho đoàn viên thanh niên trong xã và nhân dân trong vùng học hỏi kinh nghiệm làm theo.

Phạm Minh

Các tin khác
Nhân dân thôn Yên Thành, xã Hưng Thịnh (Trấn Yên) thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường định kỳ hàng tháng.

Thực hiện mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố, hoặc bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận (CTMT), thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử” ở huyện Trấn Yên thời gian qua đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo ở cơ sở.

Anh Phạm Hồng Tám (bên phải) cùng đồng nghiệp trong giờ làm việc.

Năm 2023, anh Phạm Hồng Tám - Tổ trưởng Tổ sửa chữa điện, Phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực (PC) Yên Bái được Tỉnh đoàn Yên Bái lựa chọn là gương mặt "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” và là 1 trong 20 người được nhận Giải thưởng "Cánh cung đỏ” Phạm Hồng Tám.

Người Mông bản Cáng Giông đã biết ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa. (Trong ảnh: Người dân thu hoạch quả sơn tra - cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và hạn chế tình trạng phá rừng).

Núi rừng Mù Cang Chải như đang diễn ra lễ hội hoa với đủ các loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Trong đó, sắc trắng hoa ban Tây Bắc vẫn là gam màu chủ đạo, những đám mây sà xuống mái nhà gỗ của người Mông nhìn càng thơ mộng. Nhưng hôm nay chúng tôi chủ đích đi tìm gặp "bông hoa" nở cả 4 mùa, ấy là Giàng A Tùng - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) bản Cáng Dông, xã Nậm Khắt.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Văn Yên thăm rừng quế của gia đình anh Bàn Văn Minh (bên phải) ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp.

Những thanh niên người Dao vùng đất quế Văn Yên mà chúng tôi gặp trong chuyến công tác đầu xuân vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về lòng nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục