Cơ hội làm giàu của người phụ nữ Dao Yên Thái

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/6/2018 | 1:42:36 PM

YBĐT - Thời điểm lợn xuống giá kỷ lục, nhiều người bỏ nghề nuôi lợn nhưng người phụ nữ dân tộc Dao - chị Trương Thị Hà ở thôn Hợp Thành, xã Yên Thái (Văn Yên) không những từ bỏ mà còn xây dựng chuồng trại hiện đại với quy mô chăn nuôi hơn 100 con lợn. 

Chị Trương Thị Hà chăm sóc đàn lợn.
Chị Trương Thị Hà chăm sóc đàn lợn.


Chị Hà cho biết: "Gia đình tôi nuôi lợn đã hơn chục năm nay nhưng chỉ nuôi quy mô nhỏ với trên dưới 20 con lợn bột. Dù ở thời điểm giá lợn xuống thấp nhất, nhiều người lỗ nặng nhưng chưa có lứa lợn nào tôi bị lỗ, có chăng chỉ lãi ít đi thôi”.
 
Bí quyết của chị Hà cũng không có gì cao siêu mà ngược lại rất đơn giản, đó là: kết hợp nuôi lợn với việc làm đậu, nấu rượu và dịch vụ xay xát. Khi giá lợn xuống thấp, chị Hà dừng việc cho lợn ăn cám công nghiệp thay vào đó là loại cám tự nấu. Cám ngô, cám gạo từ việc kinh doanh dịch vụ xay xát; bã đậu, bỗng rượu từ làm đậu, nấu rượu được tận dụng trở thành nguồn thức ăn chính cho lợn. 

Việc kết hợp này tạo thành một chu trình khép kín, vừa tận dụng được nguồn thức ăn sạch, vừa tăng thêm thu nhập. Với cách làm này, dù giá lợn xuống thấp nhưng đàn lợn của chị Hà vẫn bán được giá cao hơn thị trường từ 2 đến 3 giá và cho lãi gần 1 triệu đồng/con. 

Cứ như vậy, đến tháng 8/2017, chị mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại rộng hơn 100m2 với máng ăn, vòi uống nước tự động và hệ thống làm mát phía trên mái. Hệ thống chuồng luôn sạch sẽ theo tiêu chuẩn: thông thoáng, mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Chị còn xây dựng thêm một khu vực riêng trong mỗi ô chuồng làm chỗ tắm cho lợn vào mùa hè.

Để bảo đảm vệ sinh môi trường, chị Hà đã đầu tư hệ thống hầm biogas. 100% chất thải đều được xả xuống hầm, thậm chí qua thêm bể áp và bể chứa rồi mới thải ra môi trường. Mỗi lần xuất chuồng, chị đều tiến hành khử trùng quét vôi, sau 7 - 10 ngày mới nuôi lứa mới, tạo điều kiện tốt nhất cho đàn lợn sinh trưởng, phát triển ổn định. 

Chị quan niệm muốn chăn nuôi thành công, ngoài chủ động được con giống thì phải có được con giống tốt. Lợn nái đẻ con, chị không bán giống mà để nuôi toàn bộ. Vì vậy, chị chủ động tạo nguồn giống từ những con lợn khỏe mạnh.
 
Từ 2 con lợn nái ban đầu, đến giờ, trong chuồng trại của gia đình chị Hà lúc nào cũng duy trì 6 con lợn nái và gần trăm con lợn bột. Lứa lợn đầu tiên nuôi theo quy mô lớn lúc được xuất chuồng cũng đúng thời điểm giá lợn tăng mạnh và hiển nhiên là chị thắng lớn. Gần 5 tấn lợn được xuất bán với giá hơn 40.000 đồng/kg, thu về gần 200 triệu như đền đáp cho những cố gắng, kiên trì và sự táo bạo của chị.
 
Với cách nuôi này sẽ khiến thời gian xuất chuồng lâu hơn, trung bình 2 năm xuất chuồng 5 lứa, trong khi, nếu nuôi toàn bộ bằng cám công nghiệp, trung bình một năm xuất được 4 lứa. Tuy nhiên, cái được ở việc nuôi lợn sạch của gia đình chị là đã tạo được uy tín trên thị trường, tăng sức cạnh tranh, giảm chi phí sản xuất, giá thành lại cao hơn và đầu ra luôn ổn định.

Với giá lợn đang tăng như hiện nay, chị Hà dự định sẽ cho lợn ăn 2/3 là thức ăn tự nhiên, chỉ 1/3 là cám công nghiệp. Khi lợn đạt 40kg thì ngừng sử dụng vắc-xin và cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn tự nhiên. Đến khi lợn đạt trọng lượng xuất chuồng là đã thải hết kháng sinh tiêm trước đó nên thịt rất chắc, ngon và an toàn. 

Đối với người phụ nữ Dao ấy, trong chăn nuôi không chỉ là tăng năng suất mà phải đi đôi với tăng chất lượng sản phẩm, có như vậy, thị trường tiêu thụ mới đảm bảo ổn định - đó chính là cơ hội để làm giàu.

Hoài Anh

Các tin khác
Anh Phạm Hồng Tám (bên phải) cùng đồng nghiệp trong giờ làm việc.

Năm 2023, anh Phạm Hồng Tám - Tổ trưởng Tổ sửa chữa điện, Phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực (PC) Yên Bái được Tỉnh đoàn Yên Bái lựa chọn là gương mặt "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” và là 1 trong 20 người được nhận Giải thưởng "Cánh cung đỏ” Phạm Hồng Tám.

Người Mông bản Cáng Giông đã biết ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa. (Trong ảnh: Người dân thu hoạch quả sơn tra - cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và hạn chế tình trạng phá rừng).

Núi rừng Mù Cang Chải như đang diễn ra lễ hội hoa với đủ các loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Trong đó, sắc trắng hoa ban Tây Bắc vẫn là gam màu chủ đạo, những đám mây sà xuống mái nhà gỗ của người Mông nhìn càng thơ mộng. Nhưng hôm nay chúng tôi chủ đích đi tìm gặp "bông hoa" nở cả 4 mùa, ấy là Giàng A Tùng - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) bản Cáng Dông, xã Nậm Khắt.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Văn Yên thăm rừng quế của gia đình anh Bàn Văn Minh (bên phải) ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp.

Những thanh niên người Dao vùng đất quế Văn Yên mà chúng tôi gặp trong chuyến công tác đầu xuân vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về lòng nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh và huyện Trấn Yên thăm mô hình VAC của anh Mai Văn Tình.

Viết tiếp ước mơ dang dở nơi giảng đường đại học bằng con đường lập nghiệp tại quê hương rồi trở thành Giám đốc Hợp tác xã của chính mình, đó là lối đi của "người trẻ" Mai Văn Tình ở thôn Khang Chính, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên. Lối đi của giám đốc trẻ Mai Văn Tình sẽ tiếp thêm động lực cho nhiều bạn trẻ đang trên con đường lập nghiệp khi đại học không phải là con đường duy nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục