Cô giáo Nguyễn Thị Ái Vân 16 năm tâm huyết vì trẻ khuyết tật

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/11/2018 | 8:02:17 AM

YBĐT - Dạy trẻ khuyết tật không đơn giản, đòi hỏi sự kiên nhẫn, nắm bắt tâm lý và hơn hết là tấm lòng yêu thương của người thầy. Đã 16 năm, cô  Nguyễn Thị Ái Vân, sinh năm 1976 gắn bó với nghề dạy trẻ khuyết tật.

Cô giáo Nguyễn Thị Ái Vân dạy trẻ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh.
Cô giáo Nguyễn Thị Ái Vân dạy trẻ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh.


Cô giáo Nguyễn Thị Ái Vân, sinh năm 1976, quê ở Phú Thọ. Ngày còn bé, cô luôn có ước mơ trở thành cô giáo dạy Văn, ước mơ đó đã được cô nung nấu và quyết tâm thực hiện. Năm 1995, cô hoàn thành ước mơ khi thi đỗ Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái.

3 năm đèn sách, năm 1998, cô Ái Vân tốt nghiệp lớp Văn - Sử, Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái. Sau khi tốt nghiệp cô được phân công công tác tại Trường Trung học cơ sở xã Cảm Ân, huyện Yên Bình. Đến tháng 10/2003, cô giáo Ái Vân được điều động về công tác tại Trung tâm Nuôi dưỡng giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tỉnh Yên Bái (nay là Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Yên Bái).

Chuyển sang ngôi trường giáo dục chuyên biệt tiếp nhận, nuôi dưỡng, giáo dục, hỗ trợ, can thiệp sớm trẻ khuyết tật, cô gặp không ít khó khăn. Các em học sinh đều là trẻ em bị khuyết tật vận động, nghe, nói, nhìn, khuyết tật tâm thần, khuyết tật trí tuệ, mỗi em học sinh mức độ nặng nhẹ, khả năng tiếp thu khác nhau, trong khi cô chưa có nghiệp vụ dạy trẻ khuyết tật, do đó việc dạy, học của cô và trò gặp vô vàn khó khăn. 

Dạy trẻ khuyết tật không đơn giản, đòi hỏi sự kiên nhẫn, nắm bắt tâm lý và hơn hết là tấm lòng yêu thương của người thầy. 

Để làm được điều này, những người giáo viên đang trực tiếp làm công tác giáo dục trẻ khuyết tật nhận thức rõ trách nhiệm, sự kiên trì, tình thương yêu, sự cảm thông với trẻ khuyết tật chính là "chìa khóa” của sự thành công. 

Tháng 6/2012, cô Vân cùng với giáo viên trong Trung tâm đi học lớp nghiệp vụ giáo dục hòa nhập tại trường Đại học Sư phạm I Hà Nội. Khóa học đã giúp cô cùng đồng nghiệp có những hiểu biết cụ thể, rõ ràng và sâu hơn về cách thức, phương pháp và những kỹ năng dạy trẻ khuyết tật. 

Sau khi bồi dưỡng nghiệp vụ cô Vân cùng các cô giáo tại Trung tâm đã có những phương pháp, cách dạy để phù hợp với các em học sinh khuyết tật, từ đó chất lượng dạy và học của các cô giáo, học sinh tại trung tâm ngày một nâng lên. 

Từ chỗ, có những học sinh không biết đọc, biết viết giờ đây các em đọc thông, viết thạo, làm toán, làm văn giỏi. Với mong muốn dành điều tốt đẹp nhất cho học sinh khuyết tật, hàng năm, cô giáo Ái Vân tích cực tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng, các chương trình hội thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các dự án về chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật. 

Công tác tại trung tâm 16 năm, ngoài những giờ học trên lớp dạy các em học sinh khuyết tật kiến thức văn hóa, cô Ái Vân trang bị cho các em những kỹ năng sống cần thiết để biết tự chăm sóc bản thân. Trung tâm có trên 70 học sinh, hầu hết các em đều ở nội trú, do là học sinh khuyết tật lại sống xa gia đình, nên cô Vân cũng như các cô giáo phải hướng dẫn các em học sinh những công việc hàng ngày trong sinh hoạt. 

Chị Nguyễn Thị Lụa - cán bộ hành chính, cũng là học sinh khóa đầu tiên của Trung tâm, luôn coi cô Ái Vân là tấm gương sáng để noi theo. 

Chị chia sẻ: "Các cô giáo phải thay phiên nhau trực 24/24h, hỗ trợ học sinh từ việc tắm rửa, giặt giũ đến đi lại, học tập. Với trẻ khuyết tật, chuyện ốm đau, khóc lóc, đòi bỏ trốn, không chịu học bài nên các cô chịu vất vả nhiều. Nếu không tâm huyết và kiên nhẫn có lẽ không ai có thể theo nghề tới 16 năm như cô Vân”. 

Những đóng góp của cô giáo Ái Vân được ghi nhận, nhiều năm liền cô là Chiến sỹ thi đua cơ sở, được nhận bằng khen của UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, giấy khen của Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh. 

Vừa qua, cô Vân là 1 trong 63 thầy cô giáo dạy trẻ đặc biệt được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tập đoàn Thiên Long tuyên dương tại Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô”.
 
Thu Hiền

Các tin khác
Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục