Cô giáo mầm non tích cực đổi mới, sáng tạo

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/12/2018 | 10:29:30 AM

YBĐT - Yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công việc, không ngừng sáng tạo, cô giáo Nguyễn Thị Lan - giáo viên Trường Mầm non Đại Sơn, huyện Văn Yên là một trong 50 giáo viên tiêu biểu được vinh danh tại buổi gặp mặt tuyên dương những nhà giáo tiêu biểu trong phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” năm 2018.

Cô giáo Nguyễn Thị Lan là một trong 50 nhà giáo tiêu biểu được tuyên dương có thành tích xuất sắc trong Phong trào thi đua
Cô giáo Nguyễn Thị Lan là một trong 50 nhà giáo tiêu biểu được tuyên dương có thành tích xuất sắc trong Phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”.

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê An Thịnh còn nhiều khó khăn của huyện Văn Yên, cô Lan hiểu hơn ai hết những thiệt thòi của trẻ em ở vùng khó khăn này. Vì vậy, sau khi về công tác tại Trường Mầm non Đại Sơn bao nhiêu tình cảm, tâm huyết cô dành cho những đứa trẻ ở đây. 

Cô Lan chia sẻ: "Được gắn bó với những em nhỏ vùng cao nơi đây là niềm hạnh phúc lớn lao mặc dù công việc của các cô giáo rất vất vả. Các con đa phần là người dân tộc thiểu số, gia đình còn nhiều khó khăn, cô giáo phải chăm sóc cẩn thận, chu đáo từng bữa ăn, giấc ngủ, uốn nắn cho các con từ những việc làm nhỏ nhất, dạy cho các con những kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi…”. 

Tình yêu nghề cùng với nhiệt huyết của tuổi trẻ đã giúp cô Lan vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt việc chăm sóc, nuôi dạy các con. Với đức tính giản dị, dễ gần, cô luôn tạo cho học trò cảm giác gần gũi, thân thiện, chăm sóc các con bằng tình yêu thương của người mẹ thứ hai.

Cô hiểu ở lứa tuổi mầm non thì học mà chơi, chơi mà học, nên cô luôn có nhiều sáng kiến đổi mới, sáng tạo trong dạy và học. Từ tự làm đồ chơi, đồ dùng học tập đến những sáng kiến ứng dụng trong giảng dạy thu được nhiều kết quả tích cực. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng các tiết dạy trên lớp của cô 100% đều có sử dụng công nghệ thông tin, âm thanh loa đài. 

Cùng với đó, cô tích cực đổi mới cách soạn giảng, phối hợp linh hoạt các phương pháp tổ chức dạy và học để phát huy tính tích cực của trẻ, rèn luyện kỹ năng học tập, vui chơi cũng như kỹ năng sống cho trẻ. 

Đặc biệt năm 2016 - 2017, cô đã có sáng kiến "Kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn - Trường Mầm non Đại Sơn Văn Yên” được Hội đồng sáng kiến đánh giá cao và xếp loại Giỏi, được áp dụng cho các lớp trong toàn trường thực hiện. 

Theo cô Lan: Trẻ mầm non học mà chơi, chơi mà học thông qua việc tham gia vào các trò chơi trẻ phát triển về mọi mặt đức - trí - thể - mỹ. Mặt khác thông qua đó, trẻ biết và gìn giữ các trò chơi dân gian, bản sắc của dân tộc mình”. 

Năm học 2017 - 2018, cô đã có sáng kiến "Một số biện pháp nhằm kích thích phát triển ngôn ngữ của trẻ 24 - 36 tháng tuổi tại Trường Mầm non Đại Sơn” cũng được đánh giá cao, áp dụng tại lớp 2 tuổi trong toàn trường và nhân rộng cho các nhà trẻ vùng dân tộc thiểu số trong huyện cùng tham khảo thực hiện. 

Bởi trong quá trình dạy tại trường vùng dân tộc thiểu số, cô nhận ra trẻ 2 tuổi người dân tộc thiểu số mới ra lớp, ngôn ngữ có rất nhiều hạn chế, dẫn đến việc khó khăn trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ nên cô đã đưa ra những biện pháp với rất nhiều tâm huyết, tình cảm và trách nhiệm của người giáo viên... Những sáng kiến của cô là cả quá trình trải nghiệm, qua thực tiễn giảng dạy, đứng lớp của mình. 

Cô tâm sự: "Với tình hình thực tế của địa phương, của trẻ vùng cao, bản thân tôi nhận thấy sự đổi mới sáng tạo và ý thức tìm tòi là vô cùng quan trọng và cần thiết. Từ đó, thôi thúc tôi nỗ lực hơn nữa góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ”.

Với những cống hiến cho sự nghiệp "trồng người” ở địa phương vùng cao còn nhiều khó khăn, cô Lan đã đạt được nhiều danh hiệu, phần thưởng của các cấp. Song hơn cả những danh hiệu đó là tình cảm sự yêu mến của học trò và phụ huynh học sinh vì những đóng góp của cô cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo của địa phương.

Thanh Vy

Các tin khác
Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục