Triệu Huy Hoàng năng động chuyển đổi để làm giàu

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/1/2019 | 8:05:17 AM

YBĐT - Bằng cách năng động thay đổi các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, nhu cầu thị trường, chàng thanh niên người Dao Triệu Huy Hoàng ở xã Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn đã xây dựng thành công mô hình kinh tế tổng hợp vườn - ao - chuồng với thu nhập sau khi trừ chi phí là 150 triệu đồng/năm.

Mô hình kinh tế tổng hợp của Triệu Huy Hoàng cho thu nhập 150 triệu đồng/năm.
Mô hình kinh tế tổng hợp của Triệu Huy Hoàng cho thu nhập 150 triệu đồng/năm.

Hơn 5 năm trước, Hoàng tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái. Trong lúc chờ việc, mông lung, không định hướng, Hoàng đã đi làm thuê ở khắp nơi, đủ ngành nghề từ công nhân cho đến nông dân. Rồi sau những chuỗi ngày đó, Hoàng đưa ra quyết định cuối cùng là trở về quê hương lập nghiệp, làm giàu từ đất. 

Lúc ấy, Hoàng chẳng có gì ngoài mấy sào ruộng và đất đồi của cha mẹ. Vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, Hoàng trồng cam sành theo số đông lúc bấy giờ. Hơn 300 gốc cam sành lớn dần theo năm tháng nhưng đến lúc bói quả lại cứ chết dần không rõ nguyên nhân. Bao công sức bỏ ra đến lúc gặt hái lại mất trắng nhưng Hoàng không nản chí. 

Hoàng tâm sự: "Trước khi trồng cam, tôi cũng đã có sự chuẩn bị cho nó chứ không phải không. Tôi tham gia các lớp tập huấn ở địa phương, đi tham quan các mô hình trồng cam thành công của mọi người. Có lẽ là không có duyên với giống cam sành này vì thế tôi tính chuyển đổi sang giống cây trồng khác. Và qua trao đổi với các bạn đoàn viên thanh niên trong thôn, tôi quyết định chọn trồng thanh long, cam vinh, bưởi, chanh thay thế cho những gốc cam sành đang chết dần kia". 

Để có thu nhập trong lúc chờ cây trồng mới cho thu hoạch, Hoàng năng động tìm kiếm các con giống ngắn ngày theo đúng phương châm "lấy ngắn nuôi dài". 

Hoàng xác định phải chọn nuôi con giống ngắn ngày nhưng phải được thị trường ưa chuộng, dễ nuôi, dễ bán và Hoàng chọn nuôi gà ri lai. Với sự chia sẻ tích cực từ câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế giỏi ở địa phương và chủ động làm tốt khâu phòng chống bệnh dịch, từ 200 con ban đầu, Hoàng vừa nuôi vừa mở rộng quy mô lên 500 con, 700 con rồi 2.000 con vào cuối năm 2017. 

Tận dụng diện tích đất vườn rộng rãi, ban ngày, Hoàng thả rong cho gà đi lại trên nền đất sạch sẽ, thoáng mát bao lưới xung quanh, tối mới cho vào chuồng ngủ. Hơn nữa, gà được nuôi bằng thức ăn tinh và thô chủ yếu là lúa, ngô, thân chuối, ít cho ăn thức ăn công nghiệp lại được thả ra ngoài thường xuyên nên thịt chắc, ngon. 

Thương lái rất ưa chuộng nên lúc nào cũng bán được giá cao và ổn định từ 70 - 80.000 đồng/kg. Không dừng lại ở đó, những thửa ruộng trầm, năng suất kém, Hoàng lại tiếp tục chuyển đổi sang đắp kè, đào ao nuôi cá. 

Với diện tích 1.500 m2, Hoàng nuôi cá chép, trắm cỏ, rô, trôi... thu về trên 3 tấn cá mỗi năm. Hoàng quan niệm rằng, mỗi thứ làm một ít, cái này có thất bại thì có cái kia chống đỡ, không bao giờ mất trắng. Với tư duy đó, Hoàng đã xây dựng thành công mô hình tổng hợp vườn - ao - chuồng, đều đặn cho thu nhập mỗi tháng trên 10 triệu đồng. 

Tới đây, con số này có thể tăng gấp đôi thậm chí gấp ba hiện tại khi mà 100 trụ thanh long, hàng trăm gốc cam vinh, chanh, bưởi đang lên xanh tốt, dự kiến cho quả bói vào cuối năm 2019 và cho thu nhập cao ở những năm tiếp theo. Còn với diện tích ao cá, ngày càng cho thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt. Hoàng đã mạnh dạn đầu tư gần 100 triệu đồng để kiên cố hóa ao nuôi cá để có thể nuôi thêm ba ba, ốc, lươn, tăng thu nhập. 

Chính sự dám nghĩ dám làm, sẵn sàng đổi mới khi không còn phù hợp của Triệu Huy Hoàng là nhân tố giúp Hoàng có được thành công ngày hôm nay. 

 H.A

Các tin khác
Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục