Hoàng Hữu Cừ mạnh dạn chăn nuôi gà theo hướng hàng hóa

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/1/2019 | 8:48:53 AM

Suy nghĩ rằng cần phải thay đổi cách làm của chính mình để có thu nhập cao hơn, anh Hoàng Hữu Cừ ở thôn Bản Nả, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên đăng ký tham gia Đề án phát triển chăn nuôi năm 2018 có sự hỗ trợ của tỉnh. Với quyết định này, anh trở thành một trong ba hộ đầu tiên có mô hình chăn nuôi gà quy mô 1.000 con trở lên trên địa bàn xã.

Anh Hoàng Hữu Cừ trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi gà với cán bộ Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Trấn Yên.
Anh Hoàng Hữu Cừ trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi gà với cán bộ Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Trấn Yên.

Chăn nuôi quy mô lớn, hoàn toàn anh Cừ không có một chút áp lực nào. Gia đình anh từ trước đến nay cũng đã từng nuôi gà, có lúc lên đến ba, bốn trăm con, chỉ khác ở cách nuôi. Thực tế muốn mở rộng quy mô chăn nuôi đã ấp ủ sẵn thì nay được xã đưa đi thăm các mô hình chăn nuôi gà tại nhiều nơi rồi được tuyên truyền, vận động tham gia nên ý định của anh có cơ hội thành hiện thực. 

Đăng ký với xã tham gia chương trình trong tháng 7, đến cuối tháng 9/2018 chính thức anh vào đàn 1.000 con gà Minh Dư. Chuồng trại nuôi lứa gà đầu tiên theo phương pháp mới đã được anh đầu tư 50 triệu đồng để xây dựng mới với diện tích 109 m2, mái lợp tôn, nền xi măng rải trấu làm đệm lót sinh học có sử dụng chế phẩm Eco Farm của Công ty cổ phần Thú y Xanh Việt Nam (GreenViet). 

Sử dụng đệm lót sinh học cùng chế phẩm, mùi hôi chuồng trại hầu như không có lại có thể bán trấu sau mỗi đợt xuất bán gà cho các hộ trồng cây ăn quả nên thật sự tiện lợi. Toàn bộ khu vực xung quanh chuồng trại và nền chuồng cũng được anh duy trì định kỳ phun thuốc tiêu độc khử trùng mỗi tuần một lần. 

Chuồng trại nuôi 1.000 con gà của nhà anh Cừ nằm ở vị trí cao ráo, thoáng đãng, có cả diện tích rộng rãi thả gà hàng ngày ngay trước chuồng rất sạch sẽ rộng tới 500 m2. Sau hai tháng chăn nuôi, qua đợt nghiệm thu của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, đàn gà nhà anh đạt tiêu chuẩn để nhận nguồn kinh phí hỗ trợ 15 triệu đồng. Tham gia chăn nuôi gà theo hướng hàng hóa, anh Cừ đã xác định rõ mục tiêu của mình. 

Anh Cừ cho hay: "Bắt đầu nuôi gà quy mô lớn thế này là lần đầu tiên nhưng tôi thấy nhàn hơn. Vấn đề quan trọng nhất phải tuân thủ đúng kỹ thuật theo quy trình thì cũng đâu có gì phức tạp vì mình đã nuôi là xác định phải làm đúng hướng dẫn để có hiệu quả kinh tế cao nhất”. 

Vì vậy, từ khâu chăm sóc, vệ sinh, phòng bệnh cho đàn gà, anh đều chịu khó học hỏi, tìm hiểu kinh nghiệm của các hộ nuôi gà ở nhiều nơi khác nhau, qua mạng Internet, từ cán bộ Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện phụ trách xã. 

Tự nhận bản thân là người ưa tìm tòi những điều mới để mọi công việc được thuận lợi hơn, hệ thống máng nước trong chuồng nuôi gà của anh Cừ chính là một ví dụ cụ thể. Khi bắt đầu nuôi đàn gà Minh Dư, mỗi ngày anh phải xách 10 xô nước, mỗi xô 20 lít ở khoảng cách 30 mét đến chuồng gà. Nghĩ là gà càng lớn thì việc xách nước sẽ phải nhiều hơn nữa nên anh đã nghiên cứu ra một hệ thống máng cho đàn gà uống nước tự động bằng ống nhựa 76 mm. 

Trên thân ống cắt rỗng một mặt phía trên thành những ô rộng 3 cm, dài 15 cm, khoảng cách giữa các ô là 10 cm được điều khiển bằng hệ thống van đầu nguồn để điều chỉnh lượng nước vào và một đầu thoát có nắp đậy. Máng nước này giúp đàn gà khi uống nước không phải tranh nhau, hạn chế lượng nước văng ra ngoài nên nền chuồng luôn khô ráo. 

Hệ thống máng nước cũng dễ vệ sinh hơn nhiều vì có thể dùng chổi nhựa cọ rửa lòng máng thuận tiện, nhanh chóng. Một ưu điểm nữa là hệ thống máng này còn có thể pha thuốc cho gà như: chống đau bụng, trị bệnh hen, chống ngộ độc… Đã có nguồn bao tiêu toàn bộ sản phẩm đúng dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 nên việc của anh Cừ là tập trung chăm nuôi đàn gà đạt chất lượng tốt nhất.

Nguyễn Thơm

Các tin khác
CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục