Người thầy tâm huyết sự nghiệp "trồng người"

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/1/2019 | 8:08:09 AM

YênBái - Tận tụy với nghề, hết lòng vì học sinh vùng cao, thầy giáo Bùi Công Nguyên - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải luôn được đồng nghiệp quý mến, học sinh kính trọng.

Sau khi tốt nghiệp tại Trường Trung cấp Sư phạm Nghĩa Lộ năm 1998, thầy giáo trẻ Bùi Công Nguyên đã khăn gói, tình nguyện lên nhận công tác tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải. Với tuổi trẻ, thầy nhận công tác tại xã Lao Chải - một xã vùng cao, còn gặp nhiều khó khăn của huyện. 

Những ngày ấy, cuộc sống của giáo viên vùng cao vô vàn khó khăn, thiếu thốn nhưng thầy vẫn quyết tâm bám trụ, gắn bó lâu dài với mảnh đất này để mang con chữ đến cho con em đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn. Hơn 20 năm tâm huyết và phấn đấu, hiện thầy Nguyên là Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học xã Lao Chải. 

Dù ở cương vị nào, thầy cũng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, thường xuyên quan tâm chia sẻ, động viên đồng nghiệp vượt lên khó khăn, đoàn kết thi đua dạy tốt, học tốt. 

Thầy Nguyên tâm sự: "Điều khó khăn nhất đối với tôi khi lên công tác tại đây là không biết tiếng đồng bào bản địa, bởi vậy việc giao tiếp đôi khi gặp nhiều khó khăn. Tôi nghĩ phải làm sao để trò học chữ thầy và ngược lại thầy học tiếng của trò để thầy trò hiểu nhau, đồng thời giao tiếp với phụ huynh học sinh dễ dàng. Vì thế, tôi đã cố gắng học tiếng Mông và đã nghe, nói được tiếng Mông thành thạo. Chính bằng cách này, tôi đã phối hợp với các thôn, bản tuyên truyền, vận động phụ huynh cho con em ra lớp, đến trường đúng độ tuổi quy định, không có cháu nào thất học”.

Với tâm niệm "tất cả vì học sinh thân yêu”, thầy Nguyên và các thầy cô giáo Trường PTDTBT Tiểu học xã Lao Chải đã dành những tình cảm tốt đẹp nhất cho các em. Kiên trì uốn nắn từng nét chữ và hướng dẫn các em cách phát âm làm sao cho chuẩn... Nhờ vậy, chất lượng giáo dục của nhà trường đã được nâng lên rõ rệt. Năm học 2017 - 2018, toàn trường có 32 lớp với trên 1.000 học sinh, tỷ lệ học sinh chuyên cần đạt 100%, tỷ lệ học sinh chuyển lớp đạt 99%. 

Cùng với đó, thầy cũng làm tốt công tác xã hội hóa nên cơ sở hạ tầng của nhà trường đã được xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và học tập của học sinh. Thương các em học sinh còn nhiều khó khăn, thầy Nguyên đã vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm quyên góp, giúp đỡ các em quần áo, chăn màn, sách vở… phần nào vơi bớt những khó khăn để các em có thêm nghị lực đến trường. 

Ông Giàng A Hù - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Lao Chải cho biết: "Lên công tác tại xã Lao Chải được hơn 20 năm, thầy giáo Bùi Công Nguyên đã hết lòng với học sinh nơi đây. Dấu chân của thầy đã in khắp các bản, làng trên địa bàn xã. Hiện nay những học sinh của thầy đã có nhiều em đi công tác, có em đang học tại các trường chuyên nghiệp ở trong và ngoài tỉnh…”.

Ghi nhận những đóng góp trong công tác "trồng người” ở vùng cao, tháng 9/2018, thầy giáo Bùi Công Nguyên đã vinh dự được tuyên dương tại Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ thăm Yên Bái. Thầy xứng đáng là tấm gương sáng trong phong trào thi đua yêu nước của ngành giáo dục và đào tạo huyện vùng cao Mù Cang Chải.

Vàng Mai

Các tin khác
Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục