Chủ trang trại lợn rừng bạc tỷ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/1/2019 | 4:44:04 PM

YênBái - Năng động, mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, chàng trai trẻ Bàn Tiến Nhị, dân tộc Dao, thôn Khe Giang, xã Đại Sơn (Văn Yên) đã biến ước mơ của mình thành hiện thực. 

Bàn Tiến Nhị chăm sóc đàn lợn rừng giống.
Bàn Tiến Nhị chăm sóc đàn lợn rừng giống.

Chưa đầy 30 tuổi, Bàn Tiến Nhị đã là chủ nhân mô hình nuôi lợn rừng bạc tỷ có tiếng không chỉ ở vùng đất Đại Sơn mà cả ở huyện Văn Yên, trở thành điển hình trong phong trào khởi nghiệp của tuổi trẻ toàn huyện. 

Cơn mưa chuyển mùa dai dẳng kéo dài mấy ngày cộng với cái lạnh đầu đông khiến cho quãng đường từ trung tâm huyện lỵ Văn Yên đến thôn Khe Giang, xã Đại Sơn như dài thêm. Giữa một vùng đất khó, ngôi nhà gỗ khang trang với bạt ngàn cây trái của Nhị thật nổi bật. Nhìn cả một khu chăn nuôi rộng tới cả héc- ta, chúng tôi thầm thán phục về ý chí và nghị lực làm giàu của chàng trai dân tộc Dao này. 

Trưởng thành trong một gia đình trồng quế có tiếng ở Đại Sơn, nhưng Bàn Tiến Nhị lại chuyển hướng làm kinh tế độc đáo và mạnh bạo. Sau khi tốt nghiệp cử nhân công nghệ thông tin, Nhị cũng đã bươn trải, kiếm sống bằng nghề mà mình đã được đào tạo, song anh nhận thấy không mấy khả quan. 

Năm 2013, Bàn Tiến Nhị trở về quê hương để lập nghiệp. Sau bao ngày trăn trở cùng kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được từ nhiều chuyến đi, Nhị đã mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, từ anh em bạn bè cùng chút vốn tích lũy ít ỏi để xây dựng chuồng trại và mua 12 con lợn rừng giống về nuôi. 

Do chưa có kinh nghiệm nên lứa lợn rừng đầu tiên mua từ trại giống ở Hà Nội về nuôi do lạ khí hậu đã mắc bệnh và thiệt hại một nửa. Quyết không bỏ cuộc, Nhị tiếp tục nghiên cứu, tìm đọc tài liệu qua sách báo, trên mạng Internet và tìm đến những hộ nuôi lợn rừng ở các địa phương lân cận để học tập kinh nghiệm. 

Đồng thời, đăng ký tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn về chuyên ngành thú y do huyện tổ chức để bổ sung kiến thức. Những nỗ lực đó đã mang lại thành công cho chàng trai trẻ khi lứa lợn sau đó đã phát triển tốt, nhân đàn nhanh, đến nay đã lên gần 90 con, trị giá cả tỷ đồng. 

Nhị cho biết: "Thực ra nuôi lợn rừng không khó, khi còn nhỏ cho ăn cám dinh dưỡng tổng hợp, khi lớn để có sản phẩm thịt ngon, sạch, đảm bảo yêu cầu thì phải cho chúng ăn rau, củ, chỉ là thời gian nuôi đến xuất bán kéo dài đến khoảng gần một năm, đạt trọng lượng 25 - 30kg mới có thể xuất bán được. Hơn nữa cũng phải kiên trì mới thành công”. 

Tự chủ được con giống nên cứ đàn này xuất bán, Nhị lại có đàn mới, nhờ vậy mỗi năm Nhị xuất bán được 2 lứa lợn, trừ tất cả các khoản chi phí, công lao động mỗi năm cũng cho thu lãi trên trăm triệu đồng. 

Tiếng lành đồn xa, lúc đầu chỉ tiêu thụ quanh các nhà hàng trên địa bàn huyện thì nay đã có nhiều mối hàng ở Hà Nội lên đặt mua, nhiều con chưa đủ trọng lượng khách cũng muốn mua bằng được. Tuy nhiên, để giữ uy tín và làm ăn lâu dài, Nhị không bao giờ đồng ý bán khi chưa đạt trọng lượng và thời gian sinh trưởng để bảo đảm chất lượng thịt ngon nhất đến người tiêu dùng. 

Vốn là người cởi mở và luôn mong muốn được giúp đỡ mọi người cùng vươn lên thoát nghèo và làm giàu, bao nhiêu kinh nghiệm tích luỹ, học tập được từ cách chọn con giống, chăm sóc, phòng bệnh đến hỗ trợ con giống, tiền làm chuồng trại… Nhị không ngần ngại giúp đỡ miễn phí. Trong bao tiêu sản phẩm cũng vậy, với kinh nghiệm của người đi trước, có sự liên kết và uy tín, Nhị sẵn sàng giúp bà con trong thôn có đầu ra ổn định. 

Chia sẻ về những dự định cho tương lai, Nhị cho biết sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình nuôi lợn rừng, bởi ngoài việc tăng thêm thu nhập cho gia đình còn giúp lao động nông nhàn của thôn có việc làm và thu nhập ổn định hơn.

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, bằng ý chí vượt khó và năng động, Bàn Tiến Nhị không chỉ làm giàu cho gia đình mình mà còn tạo khí thế thi đua sôi nổi trong lực lượng thanh niên, là tấm gương sáng trong phong trào khởi nghiệp của thanh niên xã vùng cao Đại Sơn.

 Thanh Tân

Các tin khác
Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục