Dòng họ Đặng tiêu biểu

  • Cập nhật: Thứ ba, 19/2/2019 | 8:11:31 AM

YênBái - Dòng họ luôn có vai trò hết sức quan trọng trong mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Với tổng số 454 dòng họ trên địa bàn, hiện nay toàn tỉnh có 230 dòng họ đạt danh hiệu "Dòng họ học tập”, trong số đó, dòng họ Đặng, xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên là một trong những dòng họ tiêu biểu.

Là người Dao quần trắng, dòng họ Đặng hiện có 46 hộ gia đình, với trên 400 nhân khẩu. Ông Đặng Hồng Quân - Trưởng dòng họ cho biết: "Xác định muốn phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc thì mọi thành viên trong dòng họ phải được tiếp thu các kiến thức sản xuất, nhất là tiến bộ khoa học để áp dụng vào sản xuất và đời sống. 

Chính vì vậy, khi được quán triệt, phổ biến Quyết định số 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, những kế hoạch của tỉnh, huyện, xã và hướng dẫn của Hội Khuyến học xã, dòng họ đã thống nhất cao, quyết tâm đoàn kết triển khai, xây dựng để dòng họ đạt Dòng học học tập”. 

Thực hiện mục tiêu trên, họ Đặng đã thành lập kiện toàn Ban Khuyến học dòng họ gồm đại diện các gia đình, trong đó trưởng dòng họ làm Trưởng ban. 

Ban Khuyến học đã phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, đồng thời xây dựng quy ước, hương ước trong đó quy định rõ: Mọi gia đình trong dòng họ phải chấp hành tốt chủ trương, chính sách, phát luật của Đảng, Nhà nước; luôn đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống; gương mẫu, tạo điều kiện tốt nhất cho con cháu học tập; giữ gìn, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình, không mê tín, dị đoan… 

Họ Đặng đã tổ chức hội nghị dòng họ để phổ biến tuyên truyền đến từng gia đình; xây dựng quỹ dòng họ để động viên khen thưởng cá nhân có thành tích trong học tập; tiến hành điều tra, đánh giá tình hình học tập của trẻ em, người lớn trong từng gia đình so với 4 tiêu chí "Gia đình học tập” và 3 tiêu chí "Dòng họ học tập” để từ đó có giải pháp thực hiện. 

Đồng thời, họ phát động thi đua với nội dung động viên và vận động tất cả mọi người đều có trách nhiệm học tập, trong đó trẻ em được đến trường, người lớn không ngừng học tập qua sách báo, truyền hình, qua tập huấn kiến thức, qua kinh nghiệm hay của các mô hình… để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới. Trong đó, phát huy vai trò gương mẫu của đảng viên, trưởng dòng học, người có uy tín.

Từ sự nỗ lực của từng gia đình và sự quan tâm tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền, hội khuyến học địa phương, hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng dòng họ học tập của họ Đặng đã thu được nhiều kết quả. 

Hiện, trong họ không có trẻ em không được đến trường, số học sinh khá, giỏi tăng mỗi năm từ 10 - 15 cháu, trong đó một số con em đã thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học. Số gia đình đạt danh hiệu "Gia đình học tập” tăng theo từng năm, nếu như năm 2016, có 34/44 gia đình đạt "Gia đình học tập” thì năm 2017 là 38/46 gia đình đạt "Gia đình học tập” và năm 2018 là 40/46 gia đình đạt "Gia đình học tập” và dòng họ được công nhận "Dòng họ học tập”. 

Hiệu quả từ việc học tập các thành viên trong họ đã biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất, hiệu quả lao động, tăng thu nhập nên nhiều gia đình đã thoát nghèo (năm 2015 họ còn 24/42 hộ nghèo thì năm 2016 giảm còn 14/46 hộ nghèo và năm 2017 chỉ còn 4 hộ nghèo). Số hộ vươn lên khá, giàu tăng nhanh, trong đó có nhiều hộ có thu nhập từ 150 triệu đồng đến 350 triệu đồng/năm như gia đình ông Đặng Văn Hào, Đặng Văn Quang, Đặng Văn Thông…  

Đáng quý, qua học tập, không chỉ nâng cao đời sống mà còn đẩy lùi hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan khi trong dòng họ không còn hôn nhân cận huyết thống, không tảo hôn, không sinh con thứ 3, không có người nghiện ma túy, trộm cắp, những mâu thuẫn nhỏ được giải quyết kịp thời. 

Không chỉ trong nội bộ, dòng họ Đặng còn đoàn kết với các dòng họ khác trong thôn, trong xã xây dựng đời sống mới qua đóng góp công, của, hiến đất xây dựng nông thôn mới và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng quê hương Tân Đồng phát triển, đạt xã nông thôn mới.

Cuộc sống ấm no, hạnh phúc đã trở thành hiện thực từ việc xây dựng dòng họ học tập. Mong sao trên địa bàn tỉnh, nhất là địa bàn đồng bào dân tộc thiểu số sẽ có thêm nhiều dòng họ học tập như dòng họ Đặng, xã Tân Đồng.

Đình Tứ

Các tin khác
Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Bà Phạm Thị Nhâm với mô hình nuôi gà theo hướng hàng hóa quy mô lớn.

Cả tuổi trẻ cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”, đến khi về hưu bà Phạm Thị Nhâm ở thôn Minh Thành, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái vẫn nhiệt tình tham gia các phong trào chung, trở thành nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, đồng thời cũng là một tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi trên địa bàn xã.

Chị Liên mang sách đến với các em nhỏ vùng cao Trạm Tấu qua hoạt động xe thư viện lưu động.

Trong khuôn khổ Lễ Tổng kết và trao Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc lần thứ VI và phát động Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 vừa được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức, chị Nguyễn Thị Bích Liên - cán bộ Thư viện tỉnh Yên Bái vinh dự nhận được Giải thưởng “Phát triển văn hóa đọc”. Đây là sự ghi nhận cho những đóng góp xuất sắc của chị trong việc thúc đẩy văn hóa đọc và tạo ra một môi trường đọc sách thân thiện trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục