Đàm Thị Thanh Nga- cô giáo tận tâm với nghề

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/4/2019 | 1:54:16 PM

YênBái - 42 tuổi đời, cô giáo Đàm Thị Thanh Nga đã 20 năm gắn bó với nghề đưa con chữ đến với đồng bào dân tộc thiểu số, chắp cánh cho những ước mơ được bay cao.

Cô giáo Đàm Thị Thanh Nga uốn nắn từng nét chữ cho học sinh.
Cô giáo Đàm Thị Thanh Nga uốn nắn từng nét chữ cho học sinh.

Sinh ra và lớn lên tại thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, năm 1999 tốt nghiệp sư phạm 12+2 Trường Trung học Sư phạm Yên Bái, cô giáo Đàm Thị Thanh Nga làm đơn tình nguyện lên công tác tại huyện Mù Cang Chải. 9 năm trời cắm bản tại xã Nậm Khắt, được phân công nhiệm vụ dạy phổ cập cho cán bộ chủ chốt xã, xóa mù chữ cho người dân rồi chủ nhiệm lớp 1, lớp ghép 4 + 5 Trường Phổ thông cơ sở xã Nậm Khắt. 

Kinh nghiệm chưa có lại đảm nhiệm trọng trách lớn, chị luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vuđược giao. 

Đến tháng 10/2009 chị được chuyển công tác về Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, nay là Trường TH&THCS Tân Lĩnh, làm chủ nhiệm lớp 2, phân hiệu Ngọc Minh, điểm trường 100% là đồng bào Dao trắng. Việc chuyển công tác cũng là một thử thách khá lớn với chị, từ môi trường khác biệt đến trình độ nhận thức rồi áp lực về chất lượng học sinh, sĩ số khiến chị không khỏi trăn trở bao tháng ngày. 

Cũng vì cuộc sống, vì nhận thức của đồng bào mà nhiều gia đình chưa ý thức được việc cho con em mình đến trường đến lớp, tư tưởng "Cái chữ không no được cái bụng” đã ăn sâu bám rễ bao đời. Càng khó càng phải quyết tâm. Hàng ngày sau mỗi buổi lên lớp, chị lại đến từng gia đình để tâm sự, trao đổi chuyện học hành rồi học tiếng Dao để giao tiếp với đồng bào. 

Vất vả nhất là những lúc ngày mùa rồi đầu năm học, để đủ sĩ số học sinh đến lớp, ngoài việc cùng với các giáo viên khác đến tận các gia đình vận động, chị phải nhờ đến cấp ủy chính quyền địa phương vào cuộc. 

Song chỉ được đầu năm học rồi đến ngày mùa sĩ số của lớp cứ thưa dần, nhiều em vì gia đình không có người làm nên học đến nửa chừng phải nghỉ học. Một lần không được thì hai lần, thậm chí có những hôm đi vận động các em ra lớp chị phải đợi vài tiếng đồng hồ chờ phụ huynh về, song khi gặp phụ huynh kết quả lại không như mong đợi. 

Không nản chí, chị chuyện trò, phụ giúp công việc cùng gia đình để tạo sự thân thiện, gần gũi và thân quen. "Mưa dầm thấm lâu”, sau nhiều ngày tuyên truyền, vận động các gia đình cũng hiểu và cho con em mình đến trường học chữ. Đưa được học sinh đến trường là một thành công lớn, song để các em yên tâm học tập chị lại tự bỏ tiền mua sách vở, đồ dùng học tập rồi thông qua các chương trình, tổ chức từ thiện để vận động quyên góp các trang thiết bị cho nhà trường, học sinh. 

Với biết bao nỗ lực, những lớp do chị chủ nhiệm đều có học sinh giỏi thi đỗ các giải cao của huyện, của tỉnh. Thành công đã tiếp thêm sức mạnh và nghị lực giúp chị thêm vững tin bám trường, bám lớp để tiếp tục sự nghiệp trồng người. 

42 tuổi đời, 20 năm gắn bó với nghề đưa con chữ đến với đồng bào dân tộc thiểu số, chắp cánh cho những ước mơ được bay cao. Lớp lớp thế hệ học trò mà chị chủ nhiệm đều khôn lớn trưởng thành, thi đỗ vào các trường chuyên nghiệp. Bản thân chị nhiều năm liên tục đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, chiến sĩ thi đua cơ sở. 

Với bao ấp ủ, bao dự định cho tương lai chị đều gửi gắm và dành trọn tình yêu thương cho học sinh, bởi chị luôn tâm niệm mái trường chính là ngôi nhà thứ hai và học sinh cũng như những đứa con của chính mình.  

 Thanh Tân

Tags Đàm Thị Thanh Nga Yên Bái Mù Cang Chải Tân Lĩnh Lục Yên

Các tin khác
Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục