Gia đình Vàng Sáy Tùng hiếu học ở Suối Bu

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/4/2019 | 1:54:06 PM

YênBái - Ở xã vùng cao Suối Bu của huyện Văn Chấn, gia đình Bí thư Đảng ủy xã Vàng Sáy Tùng là một tấm gương hiếu học để đồng bào dân tộc Mông nơi đây noi theo.

Dù còn nhiều khó khăn, vất vả song gia đình anh Vàng Sáy Tùng đã nuôi 3 người con học thành tài.
Dù còn nhiều khó khăn, vất vả song gia đình anh Vàng Sáy Tùng đã nuôi 3 người con học thành tài.

Anh Vàng Sáy Tùng tâm sự: "Trước đây, hơn 10 tuổi tôi mới được đi học ở trường nội trú dưới huyện. Lúc ấy thích đi học lắm nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn, học hết lớp 4 thì phải nghỉ học ở nhà đỡ đần bố mẹ. Vì không được đi học, thiệt thòi đủ đường nên chỉ biết cố gắng định hướng, động viên cho các con được đi học dù gia đình vẫn còn nhiều khó khăn lắm". 

Ngay từ bé, anh Tùng đã định hướng rõ ràng cho 3 người con của mình về việc học. Học để xóa bỏ cái đói, cái nghèo - đó là tâm niệm và cũng là động lực để 3 anh em họ Vàng: Vàng A Súa, Vàng Thị Lầu, Vàng A Khua khát vọng theo đuổi con chữ. 

Không học thêm, không sách nọ sách kia, tất cả những gì họ có là tự học. Xa gia đình, tự lập từ nhỏ song anh lớn bảo em bé, ai cũng tự nỗ lực, cố gắng mà thành. Một trong những bí quyết giúp các con say mê học tập của anh Tùng đó là sự quan tâm, khích lệ tinh thần ham học hỏi của mỗi thành viên. 

Anh Tùng không bao giờ làm thay các con, không ép học một cách thụ động, mà khuyến khích lối suy nghĩ độc lập, truyền cho các con chí tiến thủ, nỗ lực ở bản thân. Nhờ đó, ba người con của anh Tùng đều đạt thành tích cao trong học tập, thi đỗ và tốt nghiệp các trường đại học có tiếng. 

Người con cả Vàng A Súa hiện đang theo học năm cuối Trường Đại học Dược Hà Nội; con gái Vàng Thị Lầu tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên hiện là giáo viên Trường Mầm non An Lương; con trai út Vàng A Khua mới tốt nghiệp Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 

Tự hào là vậy nhưng có lẽ ít ai biết để có ngày các con thành đạt như hôm nay, gia đình anh Tùng đã phải vất vả thế nào. Kinh tế gia đình 5 khẩu vốn chỉ dựa vào chút lương của anh Tùng và công việc nương rẫy, đồi chè. Song luôn ủng hộ và đặt việc học của các con lên hàng đầu, cho dù có khó khăn, vất vả, gia đình anh vẫn luôn cố gắng gánh vác nỗi lo cơm áo, gạo tiền cho các con ăn học.

3 anh em họ Vàng tuổi sàn sàn nhau, bởi vậy mà lần lượt cùng nhau khăn gói xuống núi đi học. Có những giai đoạn, gia đình 5 người có đến 4 người đi học bao gồm cả anh Tùng. Khó khăn lại thêm phần khó khăn nhưng mỗi thành viên trong gia đình luôn cố gắng, động viên nhau cùng vượt qua. 

Người anh cả Vàng A Súa bộc bạch: "Tôi và em trai út đã từng cùng nhau đi làm thêm đủ nghề từ trông xe, bảo vệ cho đến xe ôm để tự trang trải chi phí sinh hoạt hay mua một cuốn sách mà mình thích. Khó khăn là vậy nhưng chưa bao giờ anh em chúng tôi nản chí hay buồn rầu. Người Mông chúng tôi chỉ biết rằng học là con đường ngắn nhất để thay đổi cuộc sống của mình để mà tự động viên nhau cố gắng vượt qua”. 

Ở nơi vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều đứa trẻ không biết chữ hay bỏ học giữa chừng vì nhiều lý do. Nghị lực, tinh thần hiếu học của gia đình Bí thư Đảng ủy xã Suối Bu Váng Sáy Tùng là tấm gương góp phần lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua học tập tới nhiều gia đình khác trong cộng đồng.

H.A

Tags Suối Bu Văn Chấn hiếu học

Các tin khác
CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục