Chị Lò Thị Doan vượt khó làm giàu

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/10/2019 | 11:00:45 AM

YênBái - Mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm để chuyển đổi mô hình kinh tế của gia đình, chị Lò Thị Doan, thôn Quẽ Ngoài, xã Yên Thái, huyện Văn Yên đã thành công với mô hình nuôi gà thịt kết hợp với chăn nuôi lợn thịt.

Chị Lò Thị Doan chăm sóc đàn gà.
Chị Lò Thị Doan chăm sóc đàn gà.

Từng theo học chuyên ngành kế toán của một trường cao đẳng tại Hà Nội, rồi cơ duyên đã đưa chị từ tỉnh Lai Châu về làm dâu tại thôn Đoàn Kết xã Yên Thái, huyện Văn Yên. Sẵn có kiến thức kế toán, chị Doan đã về làm kế toán, quản lý xưởng gỗ bóc của gia đình. 

Tuy nhiên, do khó khăn về thị trường, năm 2017, xưởng gỗ bóc của gia đình phải đóng cửa. Không thể ngồi không, chị bàn với chồng xây dựng nhà xưởng làm đại lý phân phối thức ăn chăn nuôi, mua xe ô tô làm dịch vụ vận tải hàng hóa. 

Làm đại lý phân phối thức ăn chăn nuôi mà không chăn nuôi cũng thấy phí, đầu năm 2019, vợ chồng chị lại đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn thịt và nuôi gà thịt để nhập giống về chăn nuôi, tổng số tiền đầu tư cho chuồng trại và con giống gần 400 triệu đồng. 

Chị luôn chủ động tham gia các lớp tập huấn do xã tổ chức và các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi của huyện, chỗ nào không hiểu chị lại nhờ đến cán bộ chuyên môn của xã hướng dẫn. Chị cho biết: "So với kinh doanh thì chăn nuôi không dám hạch toán trước bởi rủi ro rất lớn, nếu không biết cách phòng bệnh là có thể mất trắng, lại mới nuôi lần đầu tiên nên tôi phải rất sát sao”. 

Ham học hỏi lại tận tâm trong chăn nuôi nên trong khi đàn lợn của các hộ chăn nuôi trong xã đều mắc bệnh dịch, có những hộ gần như mất trắng nhưng gia đình chị tuyệt nhiên không bị ảnh hưởng. 

Chị Doan cho biết thêm: "Lúc nhập đàn về chăn nuôi đúng đợt dịch tả lợn châu Phi bùng phát, tôi rất hoang mang nhưng theo khuyến cáo của cán bộ chuyên môn xã, tôi chủ động mua thuốc tiêm phòng cho đàn vật nuôi, định kỳ mỗi tuần một lần phun tiêu độc khử trùng quanh khu vực chăn nuôi, hầu như không lúc nào là tôi không có mặt ở khu vực chuồng trại”.

Nhìn đàn lợn phổng phao béo tốt, đàn gà đến thời kỳ xuất bán, chúng tôi hiểu để có được kết quả bước đầu như thế này đối với một hộ dân lần đầu tiên mới chăn nuôi lại chưa có kinh nghiệm thật sự là điều đáng khâm phục. 

Nhẩm tính, chị Doan cho biết, xuất bán lứa gà hơn 1.000 con cũng cho thu lãi trên 15 triệu đồng, đàn lợn hơn 50 con sẽ xuất bán vào dịp cuối năm cũng cho nguồn thu khá. 

Khi được hỏi về những dự định thời gian tới, chị Doan không ngần ngại cho biết sẽ mở rộng quy mô chăn nuôi lên khoảng trên 3.000 con gà/lứa, nuôi thêm trâu, bò bán chăn thả và mở rộng quy mô nuôi lợn nái sinh sản. Sẵn có tiềm lực kinh tế từ gần 10 năm tích lũy được nhờ nghề ván bóc nên việc tái đầu tư của gia đình là chuyện không có gì khó khăn. 

Theo tính toán của chị Doan, mỗi năm nuôi được 3 lứa lợn thịt, 3 lứa gà, trừ chi phí cũng thu gần trăm triệu đồng, nếu chủ động nuôi được 5 - 7 con lợn nái thì con giống sẽ đảm bảo hơn và chi phí cho chăn nuôi cũng giảm bớt rất nhiều. 

Dám nghĩ, dám làm, những thành công bước đầu khởi nghiệp sẽ là động lực để chị Doan vững tin và vươn lên làm giàu.

Thanh Tân

Các tin khác
Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục