Phó trưởng Công an xã giỏi nuôi gà thả vườn

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/11/2019 | 7:52:31 AM

YênBái - Khu chăn nuôi gà của Phó trưởng Công an xã Nguyễn Thành Luân luôn có trên 2.500 con gà mía lai các loại lớn, nhỏ; mỗi năm xuất bán từ 15 - 18 tấn gà thịt.

Anh Nguyễn Thành Luân chăm sóc, tiêm vắc - xin phòng, chống dịch bệnh cho gà giống mới mua về.
Anh Nguyễn Thành Luân chăm sóc, tiêm vắc - xin phòng, chống dịch bệnh cho gà giống mới mua về.

Anh Nguyễn Thành Luân sinh năm 1994, tốt nghiệp chuyên ngành quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân và hiện anh đang là Phó trưởng Công an xã Mậu Đông, huyện Văn Yên.

Đưa chúng tôi thăm quan mô hình chăn nuôi gà mía lai, anh Luân bộc bạch: "Gia đình bố mẹ đẻ tôi sinh sống bên xã An Thịnh, nhưng từ nhỏ tôi ở với ông bà ngoại và được nuôi ăn học trưởng thành như ngày hôm nay. 

Năm 2013, sau khi được nhận vào làm công an viên xã Mậu Đông, cũng do đồng lương còn eo hẹp, công việc không mất nhiều thời gian, chủ yếu làm vào các buổi chiều thứ 2, 4, 6 trong tuần, trong khi bản thân lại chưa lập gia đình nên tôi luôn suy nghĩ để chọn cho mình một hướng phát triển kinh tế, có thêm thu nhập trang trải cuộc sống”. 

Nhận thấy đất vườn của ông bà rộng rãi, anh Luân nảy sinh ý tưởng nuôi gà thả vườn. Ban đầu, anh thử nghiệm nuôi 300 con gà ta, khi chưa có kinh nghiệm, chưa biết cách chăm sóc và lại bị ảnh hưởng dịch bệnh nên anh thất bại ở lứa đầu. Với ý chí tuổi trẻ "thua keo này bày keo khác”, Luân tích cực đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình chăn nuôi gà mía lai trong và ngoài huyện, tìm hiểu kiến thức trên các kênh thông tin. 

Khi nắm chắc được kỹ thuật, kinh nghiệm của những người chăn nuôi đi trước, anh mạnh dạn mượn vốn từ bố mẹ, ông bà đầu tư, mở rộng quy mô xây dựng chuồng trại trong khu vườn đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, hạn chế tối đa dịch bệnh bên ngoài… Bên cạnh đó, anh chú ý tới việc lựa chọn con giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chọn loại gà phù hợp vùng đất mình đang sinh sống. 

Qua đó, anh Luân tìm đến một công ty có uy tín, thương hiệu tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc rồi được tư vấn, hướng dẫn, ký hợp đồng nuôi giống gà mía lai bán thịt, đảm bảo đầu vào, đầu ra và được cán bộ thú y hướng dẫn cách chăm sóc, tiêm vắc - xin phòng, chống dịch bệnh cho gà. 

Nguồn thức ăn chăn nuôi gà, anh chọn chủ yếu là thóc, cám gạo, ngô nghiền, rau xanh; đồng thời, bổ sung các loại khoáng, vitamin nhằm tăng cường sức đề kháng. Để gà bán được luân phiên hàng tháng, anh Luân nuôi gà theo hình thức xoay vòng từng lứa lớn, nhỏ đảm bảo nguồn hàng cung cấp có chất lượng thịt ngon, đạt trọng lượng... 

Trong khu chăn nuôi gà của anh luôn có trên 2.500 con gà mía lai các loại lớn, nhỏ; mỗi năm xuất bán từ 15 - 18 tấn gà thịt, với giá ở thời điểm hiện tại là 52.000 đồng/kg. Trong 3 năm gần đây, sau khi trừ các khoản chi phí, anh Luân thu lãi trên dưới 100 triệu đồng/năm từ chăn nuôi gà mía lai. 

Anh Luân chia sẻ: "Khi chưa có kinh nghiệm tái tạo giống, nên mua gà giống từ công ty vừa được 1 ngày tuổi để dành thời gian tập trung vào công việc chăm sóc, chăn nuôi và trong thời gian 3 tháng là có thể xuất bán”.

Tích cực học tập, hăng say lao động và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhiều năm qua, anh Nguyễn Thành Luân được nhận bằng khen, giấy khen của Tỉnh đoàn, UBND huyện, xã. 

Ông Vũ Văn Tuệ - Chủ tịch UBND xã Mậu Đông nhận xét: "Không chỉ là tấm gương thanh niên tiêu biểu lập nghiệp phát triển kinh tế ở địa phương, anh Luân còn là cán bộ, đảng viên luôn nhiệt tình giúp đỡ bà con lối xóm phát triển kinh tế. Cùng đó, anh luôn gương mẫu tham gia giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn, đóng góp tích cực trong xây dựng xã nông thôn mới. Đồng chí Luân là tấm gương điển hình để đội ngũ cán bộ trẻ và thanh niên trong xã noi theo”.  

Hồng Uyên

Tags Mậu Đông công an viên gà thả vườn

Các tin khác
CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục