Chàng trai người Mông đứng dưới mưa đợi trả ví cho người mất

  • Cập nhật: Thứ sáu, 27/12/2019 | 11:04:26 AM

YênBái - Trên đường đi làm, A Sử nhặt được một chiếc ví, em quyết định chạy xe dưới trời mưa lạnh đi gặp người đánh mất để trả lại.

Sử cho biết, khi trả lại ví, Sử được anh Hiếu gửi tiền cảm ơn nhưng em không nhận. Em nói:
Sử cho biết, khi trả lại ví, Sử được anh Hiếu gửi tiền cảm ơn nhưng em không nhận. Em nói: "Số tiền đó không phải do em làm ra"

Giàng A Sử, hiện 19 tuổi, người dân tộc Mông, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái. Cuối năm 2018, em xuống Hà Nội làm thợ nhôm kính, tháng được 5 triệu đồng tiền lương. Để kiếm thêm thu nhập, em làm thêm nghề giao hàng vào buổi tối và các ngày nghỉ.

Khuya ngày 20/12, trời Hà Nội rét căm căm. Trên đường đi làm, A Sử nhìn thấy một chiếc ví ai đó đánh rơi nên dừng xe nhặt. ‘Em nghĩ, người mất sẽ quay lại tìm chiếc ví nên đứng chờ họ một lúc’, Sử kể lại.

Chàng trai người Mông đứng dưới mưa đợi trả ví cho người mất



Chiếc xe máy cũ, rách yên của Giàng A Sử. 

Chờ mãi không thấy người mất ví quay lại, Sử mang chiếc ví về phòng trọ ở quận Hà Đông, Hà Nội, tìm cách liên lạc với chủ nhân chiếc ví. ‘Trong ví có đầy đủ giấy tờ, thẻ ATM mang tên Vũ Trung Hiếu và hơn 10 triệu đồng. Em lên mạng tìm tên Vũ Trung Hiếu mà nó ra nhiều kết quả lắm. Em không biết ai là người mất nên quyết định gọi cho ngân hàng và đăng tin mình nhặt được ví, hi vọng người mất đọc được’, Sử kể với báo chí.

Người mất chiếc ví là anh Vũ Trung Hiếu, 24 tuổi, ở quận Tây Hồ, Hà Nội. Sử gọi cho người mất xác minh rồi chạy chiếc xe máy cũ, rách yên giữa trời mưa lạnh sang quận Tây Hồ trả lại.

‘Số tiền trong ví bằng hai tháng lương đi làm của em. Nhưng em nghĩ, ai mất của cũng tiếc lắm, nhất là trong chiếc ví có rất nhiều giấy tờ’, Sử nói về lý do trả lại đồ nhặt được.

Anh Hiếu cho biết, khi đánh rơi chiếc ví, anh nghĩ là sẽ mất luôn, dù anh đã đăng thông tin tìm kiếm. Nhận lại chiếc ví từ Sử, anh hạnh phúc, cảm thấy nghẹn lòng khi nghĩ về chàng trai người dân tộc Mông. Sau đó, Hiếu đăng câu chuyện mình được trả ví lên mạng xã hội.

Anh viết: ‘Em trả lại mình ví và toàn bộ tài sản giấy tờ, mình có gửi em chút quà nhưng em từ chối. Em nói: ‘Em có lấy 50 ngàn đồng đổ xăng, vì xe em hết xăng, còn lại, em không lấy gì đâu. Anh kiểm tra lại xem có đầy đủ giấy tờ không nhé. Nếu thiếu gì, anh gọi cho em nhé’. Mình chỉ biết lặng im rồi nói ba chữ: ‘Cảm ơn em’.

Mình thấy em ăn mặc rất phong phanh, ngồi run vì lạnh nên hỏi thì biết, em chưa ăn gì. Mình mời em đi ăn phở. Em nói: ‘Phở ăn thì được anh ạ, chứ tiền em không lấy’.

‘Đâu đó ngoài xã hội vẫn còn những người họ tuy nghèo về vật chất nhưng giàu có ở tấm lòng. Xin cảm ơn em. Hạnh phúc là nhận được lòng tốt của người khác. Cho yêu thương để nhận lại yêu thương’, anh Hiếu nói.

Còn A Sử lại thấy vui khi mình làm được một việc tốt. Cậu cho biết, khi trả lại chiếc ví, được anh Hiếu cảm ơn bằng tiền, nhưng em không nhận. ‘Đó không phải là tiền em làm ra. Ngày cuối năm, em không muốn người khác lại buồn vì mất hết giấy tờ’, Sử nói.

(Theo Vietnamnet)

Các tin khác
Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục