“Cổ tích” giữa đời thường

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/1/2020 | 8:24:12 AM

YênBái - Sinh năm 1977, chị Hoàng Thị Nam - nữ y tá của Trạm Y tế xã Bản Mù luôn sẵn có một trái tim lương thiện sưởi ấm những mảnh đời éo le nơi vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Trạm Tấu.

Chị Nam và cụ bà Giàng Thị Mo bên ngôi nhà mới.
Chị Nam và cụ bà Giàng Thị Mo bên ngôi nhà mới.

Tôi gặp chị Nam ngay trong ngày đầu xuân Canh Tý khi chị Nam đang kêu gọi mọi người trong thôn Khấu Ly ủng hộ ngày công để làm cho cụ bà đơn thân Giàng Thị Mo ngôi nhà mới kịp đón tết. Cụ Giàng Thị Mo năm nay đã bước sang tuổi 80, không có con cái, sống trong một ngôi nhà tạm, gió lớn đã làm tốc hết mái nhà của cụ, trời mưa trong nhà cũng như ngoài sân. 

Trên đường đi công tác chị Nam dừng lại, không thể thờ ơ trước hoàn cảnh của cụ, chị kêu gọi bạn bè mình trên facebook và bỏ công, bỏ của thu gom, nhận về tấm lợp, cát, gạch, nhờ sự ủng hộ của chính quyền địa phương kêu gọi lực lượng làm lại cho cụ Mo ngôi nhà mới. Chị cũng trích từ đồng lương ít ỏi của mình mua cho cụ tấm chăn mới cùng những chiếc bát đĩa mới. Trị giá ngôi nhà không lớn nhưng tấm lòng của chị và các nhà hảo tâm đã giúp cho cụ Mo có được chỗ nương thân khi mùa xuân về. 

Được biết, ngoài cụ Mo, chị Nam và những người bạn của mình còn đang giúp 1 cụ già neo đơn nữa là cụ Giàng A Tu ở thôn Mù thấp, xã Bản Mù. Ông sống một mình với muôn vàn khó khăn vì không có sự minh mẫn như người khác. Trong xuân sớm, dù bộn bề công việc cho công tác khám chữa bệnh, song chị Nam vẫn một mình một xe máy vượt rừng, vượt núi lên với ông để cùng bạn bè góp công, góp của giúp ông Tu sớm có chỗ ở ổn định hơn. Dù ngôi nhà không lớn nhưng ông cũng đã có chỗ che mưa nắng để an ủi tuổi già. 

Việc làm nhỏ nhưng ý nghĩa lớn khi những người khó khăn luôn cảm thấy xã hội còn có những người bạn đồng hành với họ. Chị Nam quan niệm: "Cho đi là nhận lại. Niềm vui của các cụ khiến mình sống có ý nghĩa hơn”.

Chăm sóc sức khỏe và luôn tìm cách trợ giúp cho người già neo đơn, đồng bào nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở vùng cao là công việc mà chị Nam say mê và dồn hết tâm lực. Chị chia sẻ: "22 năm công tác ở vùng cao, tôi rất nhiều lần rơi nước mắt khi thấy những mảnh đời bất hạnh, vì trình độ dân trí mà đẻ ở nhà, cúng ma ở nhà rồi đau đớn mất con, mất người thân. 

Với trách nhiệm của mình, tôi cùng các đồng nghiệp đã cố gắng để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giờ chúng tôi rất vui khi đồng bào đã biết đến cơ sở y tế để sinh đẻ, người ốm đã biết xuống Trạm lấy thuốc nên không còn những cái chết oan uổng nữa. 

Tuy nhiên, cuộc sống của người dân vùng cao vẫn còn khó khăn, vì vậy khi có công nghệ 4.0 về bản, tôi đã dùng facebook, zalo của mình kết bạn bốn phương và kêu gọi tấm lòng hảo tâm chia sẻ của bạn bè, đồng nghiệp với vùng cao. Đã có rất nhiều mạnh thường quân gửi quà, quần áo, tiền mặt, đồ dùng sinh hoạt cho đồng bào vùng cao, nhất là các em học sinh, giúp mọi người ổn định hơn trong cuộc sống”. 

Theo nhẩm tính của chị Nam, năm 2019 chị đã kêu gọi được 1.600 gói quà với tổng trị giá gần 400.000.000 đồng chủ yếu là các đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày, bánh kẹo Trung thu cho các cháu. Các Mạnh thường quân là bạn bè trong cả nước gửi xe khách đến giúp, chị Nam dù công việc bận rộn, thu nhập chưa cao nhưng vẫn vui vẻ trả tiền cước xe cho hàng trăm chuyến hàng từ thiện về với Bản Mù, rồi cùng chồng mình mang niềm vui ấy đến cho đồng bào các thôn, bản vùng cao còn nhiều khó khăn.

Việc làm của chị Nam như một tia nắng xuân ấm áp sưởi ấm trái tim người dân nghèo vùng cao, giúp họ tin tưởng vào cuộc sống, vào tương lai mà vượt qua khó khăn để vươn lên. 

Anh Dũng

Các tin khác
Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Bà Phạm Thị Nhâm với mô hình nuôi gà theo hướng hàng hóa quy mô lớn.

Cả tuổi trẻ cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”, đến khi về hưu bà Phạm Thị Nhâm ở thôn Minh Thành, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái vẫn nhiệt tình tham gia các phong trào chung, trở thành nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, đồng thời cũng là một tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi trên địa bàn xã.

Chị Liên mang sách đến với các em nhỏ vùng cao Trạm Tấu qua hoạt động xe thư viện lưu động.

Trong khuôn khổ Lễ Tổng kết và trao Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc lần thứ VI và phát động Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 vừa được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức, chị Nguyễn Thị Bích Liên - cán bộ Thư viện tỉnh Yên Bái vinh dự nhận được Giải thưởng “Phát triển văn hóa đọc”. Đây là sự ghi nhận cho những đóng góp xuất sắc của chị trong việc thúc đẩy văn hóa đọc và tạo ra một môi trường đọc sách thân thiện trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục