Nghị lực của một thương binh nặng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/7/2020 | 1:59:04 PM

YênBái - Cựu chiến binh, thuwong binh nặng Nguyễn Văn Thành đã cùng vợ con biến diện tích 15 ha đồi núi bị khai thác cạn kiệt trở thành một trang trại tổng hợp "rừng, vườn, ao, chuồng” cho thu nhập bình quân từ 70 - 80 triệu đồng/năm.

Thương binh hạng 2/4 Nguyễn Văn Thành chăm sóc vườn cây ăn quả.
Thương binh hạng 2/4 Nguyễn Văn Thành chăm sóc vườn cây ăn quả.

Cùng với lớp lớp thanh niên ở hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa xung phong lên đường chống Mỹ, giải phóng miền Nam, tháng 9/1971, anh Nguyễn Văn Thành, quê xã Trực Thiện, huyện Trực Ninh (Nam Định) tình nguyện nhập ngũ.

Sau 3 tháng huấn luyện tại Thanh Hóa, tháng 1/1972, anh được bổ sung vào Đại đội 12, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 48 thuộc Sư đoàn 320 vượt sông Bến Hải tham gia chiến đấu liên tục trong những ngày tháng khốc liệt nhất tại mặt trận Quảng trị. 

Sau nhiều trận chiến giành giật quyết liệt giữa ta và địch tại Thành cổ (Quảng Trị), anh bị thương và được đưa ra Quảng Bình cứu chữa. Hơn 3 tháng điều trị vết thương, không đợi giám định thương tật, anh xung phong trở lại đơn vị chiến đấu. 

Ngày 27/12/1972, trong trận đánh của đơn vị chặn đánh lính thủy đánh bộ và lĩnh dù của ngụy tại cụm phòng ngự xã Long Quang, huyện Hải Lăng (Quảng Trị), anh mất toàn bộ bàn tay phải và đa vết thương vùng đầu, vùng ngực… do đạn pháo của địch, anh được chuyển về tuyến sau rồi đưa ra Bắc chữa trị, tỷ lệ thương tật 65%, thương binh hạng 2/4 và chuyển về Đoàn An dưỡng 586 (Hà Nam). 

Trong thời gian ở Đoàn An dưỡng, anh gặp bà Đoàn Thị Nà người cùng quê Nam Định đang làm phục vụ tại Xí nghiệp May mặc 27/7 của huyện Trực Ninh và cùng nhau xây dựng hạnh phúc, thật đơn sơ, giản dị, ấm áp nghĩa tình.

 Năm 1976, anh xin phục viên, đưa vợ con trở về quê nhà, đến năm 1981, gia đình lên xây dựng kinh tế mới ở xã Minh Quán, huyện Trấn Yên. Từ một vùng đất rừng nghèo, sau gần 40 năm khai hoang vỡ đất, "lấy ngắn, nuôi dài”, bằng cả nghị lực vượt khó vươn lên thoát cảnh đói nghèo, cựu chiến binh Nguyễn Văn Thành đã cùng vợ con biến diện tích 15 ha đồi núi bị khai thác cạn kiệt trở thành một trang trại tổng hợp "rừng, vườn, ao, chuồng” cho thu nhập bình quân từ 70 - 80 triệu đồng/năm. Cũng từ nguồn thu nhập đó, vợ chồng người cựu chiến binh đó đã tích cóp xây dựng được căn nhà cấp 4 khang trang, thoáng mát có diện tích sử dụng gần 300 m2

Dẫn chúng tôi đi thăm vườn cây quanh nhà, chàng trai trẻ năm xưa nay đã tuổi 73 bồi hồi: "Ngày mới từ quê lên đây, vất vả lắm, lo lắng lắm, nhưng nghĩ tuy bị thương tật nhưng mình còn may mắn hơn bao người đồng đội, vợ chồng tôi còn sức khỏe nên mới lo được cho các con được học hành và có công ăn việc làm, thu nhập khá như ngày hôm nay”. 

Ngoài việc chăm lo phát triển kinh tế gia đình, ông Thành tích cực tham gia công tác ở địa phương. 6 năm ông là Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh xã Minh Quán và nay vẫn tham gia Chi hội Người cao tuổi của thôn. Với những thành tích trong công tác và tham gia các phong trào của địa phương, ông đã nhận 6 bằng khen của UBND tỉnh và 1 bằng khen của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng nhiều giấy khen của các cấp, các ngành. Năm 1997, ông vinh dự được lựa chọn là một trong những gia đình thương binh, liệt sĩ tiêu biểu toàn quốc được Thủ tướng Chính phủ gặp mặt, động viên tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ở tuổi 73, ông vẫn vẹn nguyên ý chí, nghị lực của một người lính, thật đúng như lời của Chủ tịch UBND xã Minh Quán Lương Văn Hùng: "Ông Nguyễn Văn Thành là một thương binh nặng, không những là gương sáng trong phát triển kinh tế, nuôi dạy con, cháu trưởng thành mà còn là tấm gương mẫu mực trong tham gia các hoạt động phong trào của địa phương”.

Lại Tấn

Các tin khác
Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục