Sáng ngời phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/8/2020 | 1:51:20 PM

YênBái - Vượt lên khó khăn để chiến thắng đói nghèo, trở thành điển hình làm kinh tế giỏi của địa phương với mô hình kinh tế tổng hợp cho thu nhập gần 200 triệu đồng mỗi năm, đó là nhờ ý chí, nghị lực vượt khó của cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Luyện, thôn Đức Quân, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Ông Luyện (bên trái) trao đổi kinh nghiệm trồng mít Thái với hội viên cựu chiến binh trong chi hội.
Ông Luyện (bên trái) trao đổi kinh nghiệm trồng mít Thái với hội viên cựu chiến binh trong chi hội.

Tham gia trong quân ngũ năm 1987, đến năm 1990 ông xuất ngũ rồi làm cán bộ tư pháp xã Minh Quân. Lập gia đình và ra ở riêng năm 1992 trong hoàn cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên sau 3 năm công tác tại xã ông xin nghỉ để tập trung phát triển kinh tế gia đình. Tài sản của ông là khu đất rộng nên ông Luyện tập trung tải tạo đồi gò để phát triển kinh tế và lúc đầu chỉ trồng ngô, sắn để lấy lương thực phát triển chăn nuôi. 

Cứ thế, tích cóp dần vốn liếng ông tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi rồi tập trung trồng rừng. Lấy ngắn nuôi dài, khi rừng cây chưa khép tán, ông trồng các loại cây lương thực ngắn ngày để chờ đến khi thu hoạch đồi rừng có vốn liếng tiếp tục mua thêm đất của các hộ dân lân cận. 

Cứ như vậy, diện tích đất của ông đã lên tới 3 ha. Làm ăn manh mún, nhỏ lẻ sẽ khó có thể thoát nghèo và làm giàu được. 

Từ những suy nghĩ ấy, ông tập trung làm kinh tế một cách bài bản bằng cách quy hoạch khu chăn nuôi lợn, gà riêng, khu trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả riêng. Năm 2008, ông tập trung vào nuôi vịt đẻ quy mô 500 con, nuôi 50 con lợn thịt và dần dần nhân đàn để mở rộng quy mô. 

Để chủ động nguồn giống đảm bảo, ông nuôi thêm 5 lợn nái, đầu tư hệ thống nấu rượu để tăng thêm phụ phẩm làm thức ăn chăn nuôi. Ông tự học hỏi, tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi qua sách, báo, các lớp tập huấn thú y ngắn hạn của xã, huyện, học tập kinh nghiệm thực tế từ các mô hình kinh tế hiệu quả trong xã để đúc rút thêm kinh nghiệm cho mình. 

Ông Luyện cho biết: "Lúc đầu bắt tay vào thực hiện mô hình kinh tế tổng hợp cũng thất bại khá nhiều do chưa có kinh nghiệm, nên tiền của công sức bỏ ra chẳng thu được bao nhiêu lại phải vay thêm để tái đầu tư. Nhiều lúc tôi cũng nản chí muốn buông xuôi, nhưng nghĩ đến công sức tâm huyết mình bỏ ra nên tôi lại cố gắng và chuyên tâm. Vậy là, sau mỗi lần thất bại tôi lại đúc rút cho mình thêm kinh nghiệm và thành công đã đến”. 

Từ 5 con lợn nái ông phát triển lên 10 con, nuôi thêm gà, nuôi 150 đôi bồ câu Pháp, trồng thêm hơn 200 cột thanh long ruột đỏ và hơn 50 cây mít Thái quanh vườn tạo bóng mát để nuôi gà vịt. Với 10 con lợn nái, bình quân lúc nào trong chuồng cũng có tới 200 con lợn con, lợn thịt. Cứ đàn này bán ông lại vào đàn mới; do vậy, không để trống chuồng lúc nào. Bồ câu Pháp và gà cũng vậy, vừa bán giống vừa bán thịt cứ thế quay vòng liên tục. 

Không chỉ biết làm giàu cho gia đình, nhiều hội viên cựu chiến binh trong chi hội và hội viên cựu chiến binh của xã khó khăn về vốn, giống trong phát triển kinh tế gia đình ông đều tạo điều kiện giúp đỡ tận tình. Ngoài ra, ông còn chủ động hướng dẫn kỹ thuật, kinh nghiệm phát triển kinh tế cho các hội viên trong Chi hội để cùng nhau vươn lên thoát nghèo. 

Mạnh dạn, năng động, dám nghĩ dám làm để vươn lên phát triển kinh tế gia đình, cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Luyện đã trở thành chủ của mô hình kinh tế tổng hợp với tổng mức thu nhập khá cao. Với sự nỗ lực của mình vì gia đình, vì đồng đội, nhiều năm qua ông được các cấp, ngành tuyên dương, khen thưởng.

Từ mô hình kinh tế tổng hợp của ông, cấp ủy, chính quyền xã chỉ đạo Hội Cựu chiến binh xã nhân rộng thành phong trào Hội Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi, góp phần cùng với địa phương thực hiện có hiệu quả mục tiêu xây dựng hoàn thành xã nông thôn mới nâng cao trong thời gian tới.

Thanh Tân

Các tin khác
Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Bà Phạm Thị Nhâm với mô hình nuôi gà theo hướng hàng hóa quy mô lớn.

Cả tuổi trẻ cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”, đến khi về hưu bà Phạm Thị Nhâm ở thôn Minh Thành, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái vẫn nhiệt tình tham gia các phong trào chung, trở thành nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, đồng thời cũng là một tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi trên địa bàn xã.

Chị Liên mang sách đến với các em nhỏ vùng cao Trạm Tấu qua hoạt động xe thư viện lưu động.

Trong khuôn khổ Lễ Tổng kết và trao Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc lần thứ VI và phát động Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 vừa được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức, chị Nguyễn Thị Bích Liên - cán bộ Thư viện tỉnh Yên Bái vinh dự nhận được Giải thưởng “Phát triển văn hóa đọc”. Đây là sự ghi nhận cho những đóng góp xuất sắc của chị trong việc thúc đẩy văn hóa đọc và tạo ra một môi trường đọc sách thân thiện trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục