Vũ Thị Hương - cô giáo của bản

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/9/2020 | 7:43:07 AM

YênBái - Từ quê hương Nghệ An hơn 20 năm gắn bó với vùng cao Mù Cang Chải, cô giáo Vũ Thị Hương - giáo viên Trường TH&THCS Chế Cu Nha đã vượt khó vươn lên trở thành tấm gương năng động, sáng tạo, có nhiều thành tích trong sự nghiệp "trồng người".

Cô giáo Vũ Thị Hương và các em học sinh lớp 3 trong giờ học tại phòng học thông minh.
Cô giáo Vũ Thị Hương và các em học sinh lớp 3 trong giờ học tại phòng học thông minh.

Sinh ra ở xã Viên Thành, huyện Yên Thành - vùng đất giàu truyền thống cách mạng của tỉnh Nghệ An, năm 15 tuổi, cô bé Vũ Thị Hương đã theo dì lên huyện vùng cao Mù Cang Chải. Với mơ ước trở thành cô giáo mang ánh sáng văn hóa đến với đồng bào vùng cao nơi mà đời sống còn gặp nhiều khó khăn và mang nặng tập quán, hủ tục lạc hậu, sau khi học xong cấp II, cô Hương đã quyết tâm làm hồ sơ đi học sư phạm tại Trường Trung cấp Sư phạm Nghĩa Lộ. 

Sau 3 năm miệt mài đèn sách, năm 1999, cô Hương đã hoàn thành khóa học và chọn ở lại vùng cao Mù Cang Chải công tác và được phân công giảng dạy tại Trường Tiểu học Chế Cu Nha. Thời điểm đó ở Mù Cang Chải giao thông đi lại khó khăn, tỷ lệ đói nghèo còn cao, trường, lớp học hầu như chỉ là tranh tre, vách nứa... 

Hằng ngày lên lớp, nhất là đến các cơ sở lẻ, giáo viên phải đi bộ vô cùng vất vả, cộng thêm khó khăn do bất đồng về ngôn ngữ, có lúc cô giáo Hương đã định bỏ nghề. Nhưng rồi cảm thông với khó khăn của vùng cao và ánh mắt thơ ngây của con trẻ khiến cô Hương thêm quyết tâm bám trụ. 

Bắt đầu từ việc mày mò học tiếng đồng bào dân tộc Mông và tích lũy kinh nghiệm, hàng ngày, cô cùng đồng nghiệp nỗ lực vượt khó đem cái chữ đến với con em đồng bào vùng cao. 

Ngày ngày tới lớp, cô Hương không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn vui chơi cùng học sinh, học tiếng địa phương từ chính các em. Mỗi buổi tối, cô cùng các thầy cô giáo trong trường đến từng gia đình vận động học sinh đi học. Nhờ đó, tỷ lệ học sinh ra lớp và chuyên cần của Trường ngày càng tăng; chất lượng giáo dục - đào tạo của xã ngày càng được nâng cao. Xã Chế Cu Nha được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học, rồi phổ cập giáo dục trung học cơ sở; Trường TH&THCS Chế Cu Nha cũng được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

Thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, trong công tác chuyên môn, cô Hương không ngừng tìm tòi, học tập, nâng cao trình độ, đem đến cho học sinh những tiết học hấp dẫn, thú vị, gửi gắm đến các em những bài học làm người. 

Đặc biệt, cô Hương luôn tâm huyết với nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu. Với học sinh lớp chủ nhiệm, cô thực sự trở thành người mẹ thứ hai của các em khi luôn quan tâm, chăm sóc, yêu thương và giúp đỡ học trò cả trong học tập và cuộc sống. 

Cô cũng đã mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy được nhà trường và Phòng Giáo dục và Đào tạo biểu dương. Điều đáng ghi nhận ở cô giáo Vũ Thị Hương là người luôn có ý chí vượt khó vươn lên, nỗ lực khắc phục khó khăn làm tròn vai trò trách nhiệm của mình bằng cái tâm và lòng nhiệt huyết. Không chỉ là giáo viên giỏi, cô Hương còn là tổ trưởng chuyên môn năng động. 

Hơn 20 năm gắn bó với nghề, cô đã có 13 năm liền dành được các danh hiệu thi đua như: "Lao động tiên tiến”, "Chiến sĩ thi đua cơ sở”, được UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tặng nhiều bằng khen, giấy khen. Cô giáo Vũ Thị Hương xứng đáng là tấm gương sáng học và làm theo Bác.

Sùng Chí Sinh

Tags Vũ Thị Hương cô giáo của bản Trường TH&THCS Chế Cu Nha Mù Cang Chải

Các tin khác
Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục