Người nuôi cá tầm đầu tiên ở huyện Trấn Yên

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/4/2021 | 1:54:55 PM

Trấn Yên (Yên Bái) có nhiều nguồn nước lạnh chảy từ trên các đỉnh núi xuống, người đầu tiên nuôi cá tầm là anh Hoàng Văn Bình.

Anh Hoàng Văn Bình kiểm tra độ sinh trưởng của cá.
Anh Hoàng Văn Bình kiểm tra độ sinh trưởng của cá.

Trại cá tầm của anh Bình nằm ở thôn bản Nả, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Trao đổi với chúng tôi, anh Bình cho biết: "Sau khi tìm hiểu nguồn nước lạnh ở đây thấy nguồn nước đủ tiêu chuẩn để nuôi được cá nước lạnh, tôi đã hợp tác với nột số người xây dựng trại nuôi cá tầm tại đây. Trại cá đi hoạt động từ năm 2019".

Cá tầm là một loài cá sống ở môi trường nước lạnh, nhiệt độ nước luôn đảm bảo từ 23- 25 độ C. Nước phải sạch để cá dễ phát triển và không bị mắc bệnh. Anh Bình đã mời một người hoạt động trong ngành thủy sản đã từng làm dự án nuôi cá tầm nhiều năm hợp tác làm ăn.

Trại cá có diện tích mặt nước khoảng 2.000 m², chia làm nhiều bể nhỏ được che chắn để ươm cá giống và 3 bể lớn nuôi cá thương phẩm với kinh phí đầu tư đến nay lên tới gần 2 tỷ đồng.

Anh Bình dẫn chúng tôi đi thăm trang trại cá tầm dưới chân núi Nả, được phủ lưới đen có nhiều ống dẫn nước đổ vào các bể. Anh cho biết, nuôi cá tầm quan trọng nhất là nguồn nước phải trong sạch. Anh thuê 2 lao động người địa phương để làm công việc vệ sinh bể cá và cho cá ăn mỗi ngày. Lần đầu thu hoạch cá tầm thương phẩm được tiền tỷ



Phân loại cá tầm con

Trại chủ yếu nuôi giống cá tầm Siberi. Để có giống cá chất lượng, trại nhập khẩu trứng cá tầm thụ tinh từ Ý về ấp nở. Mỗi lần trại nhập 4 kg trứng ấp nở khoảng 100 ngàn con cá giống, tỉ lệ nở 85%. Anh Bình cho biết từ khi bắt đầu nuôi đến nay, mỗi năm nuôi cá lớn được 1 kg.

Hiện tại, con cá tầm to nhất ở trại cá nặng khoảng 2-3 kg với giá bán buôn 200.000 đồng/kg. Tháng 3/2021, trại đã xuất được gần 10 tấn cá với giá trung bình 150.000 đồng/kg, thu về gần 1,5 tỷ đồng. 

Đôi khi anh cũng bán nhưng con cá tầm nhỏ hơn từ 1-2 kg cho các cơ sở nuôi ở các tỉnh khác như: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An… để tiếp tục nuôi cá thương phẩm.

Hiện nay, đầu ra cho con cá tầm rất tốt, tuy nhiên là người đầu tiên nuôi cá tầm ở Trấn Yên nên anh Bình lo ngại về nguồn nước từ núi Nả không biết còn có thể cung cấp cho trại cá sử dụng được trong bao lâu.

Bởi người dân xung quanh khu vực trại cá gần đây bắt đầu khai thác những quả đồi làm đất canh tác nông nghiệp, phun thuốc diệt cỏ đã làm ô nhiễm nguồn nước. Anh Bình cho biết, việc tìm địa điểm để nuôi cá tầm rất khó, những nơi có nguồn nước phù hợp thì đa phần người khác cũng đã làm du lịch, nên rất khó làm trại cá…

(Theo NNVN)

Tags cá tầm Trấn Yên Việt Hồng

Các tin khác
Cô giáo Bạch Thị Thương Huyền nhận Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh

Không chỉ năng nổ, nhiệt huyết trong hoạt động công đoàn, cô giáo Bạch Thị Thương Huyền - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) Trường Mầm non xã Đại Đồng, huyện Yên Bình còn là một giáo viên luôn hết lòng vì học sinh.

Anh Nguyễn Văn Tưởng - Trưởng thôn An Sơn với ước mơ xây dựng An Sơn thành quê hương Thái Bình thứ 2 ở Mường Lò.

Năm 1965, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng đi xây dựng vùng kinh tế mới, 30 hộ dân từ vùng quê Hưng Hà, Thái Bình lên cánh đồng Mường Lò khai hoang, lập nghiệp. Thôn An Sơn, xã Hạnh Sơn, thị xã Nghĩa Lộ được thành lập như hình ảnh một quê hương Thái Bình “5 tấn” thu nhỏ và cũng là một mong ước “An Sơn” an cư xây dựng một cuộc sống mới đủ đầy trên mảnh đất vùng núi Tây Bắc. Gần 60 năm qua, những người con Thái Bình đã và đang đưa thôn An Sơn xây dựng lên một “cánh đồng lúa lớn” tạo ra một vùng nông thôn trù phú ở Nghĩa Lộ - Mường Lò.

Chị Tâm (người ngoài cùng bên phải) vừa là

“Phải làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống xã hội của nhân dân, không để nơi nào thiếu đời sống văn hóa”, người cán bộ văn hóa cơ sở phải biết khơi dậy niềm đam mê từ mỗi hạt nhân từ cơ sở, thắp lên tinh thần đoàn kết cộng đồng, góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát triển các hoạt động văn hóa gắn với thực tế cuộc sống. Những người làm công tác văn hóa ở cơ sở như Đỗ Toàn Tâm -cán bộ Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Yên Bái chính là nhân tố đóng vai trò “đạo diễn” để tạo nên mối liên kết đặc biệt ấy.

Cô giáo Phạm Thị Hồng luôn quan tâm, chỉ dạy và tiếp thêm tình yêu với môn học Lịch sử cho các thế hệ học sinh của Trường THPT Chu Văn An.

Cô giáo trực tiếp dạy môn Sử của hai nữ sinh xuất sắc giành giải Nhì và giải Ba môn Lịch sử trong Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2023 để ghi dấu thành tích cho ngôi trường ngoài chuyên duy nhất có giải trong số 33 giải học sinh giỏi quốc gia THPT năm nay của tỉnh Yên Bái. Đó chính là cô giáo Phạm Thị Hồng - giáo viên Trường PTTH Chu Văn An, huyện Văn Yên- người "truyền lửa" cho bao thế hệ học trò say mê và gặt hái "trái ngọt" từ môn Sử trong những năm qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục