Chủ tịch Công đoàn cơ sở hết lòng vì người lao động

  • Cập nhật: Thứ hai, 2/8/2021 | 7:29:31 AM

YênBái - Những năm qua, anh Nguyễn Đức Quang - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Nhà máy gia công Giấy xuất khẩu Nguyễn Phúc, thuộc Công ty cổ phần Nông, lâm sản thực phẩm Yên Bái luôn nỗ lực làm cầu nối giữa người sử dụng lao động và người lao động (NLĐ) của đơn vị.

Anh Nguyễn Đức Quang quan tâm hỏi thăm người lao động của Nhà máy.
Anh Nguyễn Đức Quang quan tâm hỏi thăm người lao động của Nhà máy.

Đặc biệt, anh cùng Ban Chấp hành Công đoàn (BCHCĐ) Nhà máy luôn quan tâm chăm lo đời sống, thu nhập và điều kiện việc làm cho NLĐ. Nhờ vậy, NLĐ yên tâm làm việc, góp phần đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Nhiệt tình và tâm huyết với công tác công đoàn nên ngoài công việc chuyên môn, hàng năm, anh Nguyễn Đức Quang cùng BCHCĐ Nhà máy tổ chức tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tập trung phổ biến Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, công tác an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động cho 100% lao động; tổng chi phí mua sắm bảo hộ lao động trị giá trên 300 triệu đồng; huấn luyện và cấp chứng chỉ và thẻ an toàn cho 529 lao động, 98% công nhân lao động được khám sức khỏe… 

Anh cùng tổ chức công đoàn Nhà máy tổ chức các phong trào thi đua phát triển kinh doanh, vận động NLĐ tham gia các hoạt động xã hội, giúp đỡ nhau trong công việc, trong cuộc sống, đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, xây dựng, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, xây dựng thực hiện quy chế dân chủ, ký kết quy chế phối hợp hoạt động giữa chủ doanh nghiệp và công đoàn. 

Qua đó, nắm bắt và xử lý kịp thời các thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh, tâm tư nguyện vọng về việc làm, đời sống của NLĐ, có đề xuất phù hợp với lãnh đạo Công ty để NLĐ yên tâm làm việc lâu dài. Anh Quang còn tích cực đẩy mạnh các biện pháp đổi mới công tác quản lý trên nhiệm vụ cụ thể của mình bằng các giải pháp chủ yếu như quản lý bằng kế hoạch, nhiệm vụ; thông qua triển khai nhiệm vụ nhằm tổ chức kiểm tra và đánh giá đoàn viên, NLĐ, hoàn thiện tiêu chí đánh giá xếp loại và hướng dẫn công tác thi đua cho hội đồng thi đua khen thưởng của Nhà máy, Công ty; thực hiện tốt nội dung cải cách hành chính thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; luôn quan tâm tìm hiểu, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình cán bộ, đoàn viên, tìm biện pháp giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống... 

Nhờ vậy, Công ty luôn thực hiện tốt các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đặc biệt có những lao động quá tuổi được mua bảo hiểm tự nguyện, số tiền còn lại được cộng vào lương hàng tháng; xây dựng thang lương, bảng lương theo quy định của Nhà nước và công khai cho NLĐ biết; khuyến khích NLĐ gắn bó với Công ty bằng các ưu đãi như càng thâm niên thì phụ cấp, khen thưởng, bậc lương càng cao... 

Xác định tổ chức công đoàn là mái ấm của NLĐ nên các ngày kỷ niệm, lễ, tết, anh cùng với BCHCĐ Công ty đề xuất chuyên môn thăm hỏi, tặng quà động viên đoàn viên, công nhân lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và con em trong đơn vị có thành tích cao trong học tập. 

Với mong muốn NLĐ có một môi trường làm việc thoải mái, an toàn, khỏe mạnh, anh Quang chủ động đề xuất với Ban Giám đốc Nhà máy xây dựng mô hình xanh - sạch - đẹp; quan tâm nâng cấp khuôn viên và nhà xưởng, đổi mới các phương tiện máy móc sản xuất an toàn hơn, đầu tư nhiều hơn cho công tác an toàn vệ sinh lao động; xây dựng các kế hoạch tập huấn về công tác bảo hộ lao động cho công nhân…

Không chỉ thực hiện tốt vai trò của công đoàn, anh Quang còn tiên phong trong các phong trào sản xuất, kinh doanh của Công ty và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy, nhiều năm liền anh vinh dự được Liên đoàn Lao động tỉnh, Công đoàn Các Khu công nghiệp tỉnh khen thưởng vì đã có thành tích trong Phong trào Lao động giỏi và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

Thu Hiền

Tags vì lợi ích người lao động người sử dụng lao động

Các tin khác
CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục