Vợ chồng nông dân Yên Bái xây nhà chon von giữa ruộng bậc thang, khách Tây háo hức đến cùng ở, cùng ăn, cùng làm

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/6/2022 | 2:33:40 PM

YênBái - Quyết tâm dám nghĩ khác, làm đến cùng, vợ chồng Giàng A Dê và Vàng Thị Lỳ (xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) đã vượt khó để xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, hoạt động có hiệu quả.

Homestay
Homestay "Hello Mù Cang Chải" nằm trên ngọn đồi được bao quanh bởi những thửa ruộng bậc thang.

>> Vợ chồng trẻ người Mông - thành công từ nỗ lực khởi nghiệp

 Nằm tít trên đồi cao, ngay giữa những thửa ruộng bậc thang ở xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) có một khu du lịch cộng đồng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Đó là homestay "Hello Mù Cang Chải" của hai vợ chồng người Mông Giàng A Dê và Vàng Thị Lỳ.
 
Làm Homestay đón khách du lịch-Quyết định mạo hiểm

Chàng trai người Mông Giàng A Dê (SN 1989), vốn tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định ở một doanh nghiệp viễn thông.  

Nhưng, vào năm 2017, khi nhìn thấy những tiềm năng về du lịch ở ngay quê hương mình, Giàng A Dê đã quyết định nghỉ việc bắt đầu xây dựng cơ sở homestay.
 
Giàng A Dê cho biết: "Cái khó khăn nhất của mình là gia đình, bản làng không ủng hộ. Họ nói rằng cái này từ trước chưa có ai làm được nên mình làm chắc chắn không được, tạo áp lực rất lớn. Thứ hai là mình không có tài chính, khởi nghiệp bằng hai bàn tay trắng. Thứ ba là khi có khách đến mình không biết nấu ăn như thế nào, phục vụ khách như thế nào và mình phải đi học ở những nơi khác, những chỗ mà họ làm tốt hơn".
 
Trong lúc khó khăn, Giàng A Dê may mắn có vợ luôn sát cánh và đồng hành. Thế rồi, từ những thửa ruộng khô bị bỏ hoang, một homestay mang tên "Hello Mù Cang Chải" đã ra đời ngay trên đỉnh đồi.
 
Chẳng biết tiếng Anh, hai vợ chồng lại bàn nhau cách tự học cho bằng được. Thế là, Giàng A Dê ở nhà, vừa quản lý, cải tạo xây dựng cảnh quan cho homestay vừa tự học tiếng Anh, còn Vàng Thị Lỳ đi Sa Pa làm phục vụ nhà hàng và học tiếng Anh.
 
"Mình cũng cố gắng đi học mày mò trên sách, trên mạng và nhờ du khách chỉ cho từ những cái nhỏ nhất trong tiếng Anh. Từ đó mình khắc phục dần dần, đến giờ mình có thể giao tiếp với người nước ngoài rồi", A Dê chia sẻ.
 
Còn Vàng Thị Lỳ cho biết, trong 5 tháng học và làm bồi bàn ở Sa Pa, có những lúc chị cũng muốn bỏ cuộc vì xa chồng, xa con, xa bố mẹ. Môi trường ở đó phần lớn không nói tiếng Việt, chỉ nói tiếng Anh nên cực kỳ khó khăn.
 
"Tôi rất thích quảng bá hình ảnh của Mù Cang Chải. Tôi thích đưa khách đi đây, đi đó để giới thiệu cho khách rằng, tôi là người dân tộc và tôi có một nền văn hóa, tôi có cảnh quan,... và tôi rất muốn giới thiệu với mọi người. Từ đó thôi thúc tôi phải học cho bằng được", Vàng Thị Lỳ tâm sự.

Cách làm du lịch độc đáo

Du khách đến homestay không chỉ được ngắm cảnh quan, mà còn được tham gia vào các sản phẩm du lịch độc đáo như việc nấu ăn, dạy tiếng Anh cho trẻ em trong bản, bắt cá suối, cày ruộng, cấy lúa...
 
"Trên bản làng, bà con làm gì thì du khách làm đúng như thế. Từ đó họ hiểu ra rằng cuộc sống ở đây như vậy, khi quay về thì họ đánh giá được chân thật nhất về văn hóa, phong tục tập quán về nơi họ đã đặt chân đến", Giàng A Dê chia sẻ thêm.
 
Mong muốn lớn nhất của vợ chồng Giàng A Dê, đó là làm sao quê hương mình hết đói nghèo, người dân có việc làm, con em được đi học, nhất là làm giàu trên chính quê hương mình với tiềm năng du lịch rất lớn.
 
Do đó, để các hộ kinh doanh homestay cùng phát triển, tổ hợp tác du lịch do A Dê làm tổ trưởng đã chia sẻ những kinh nghiệm về liên kết, tham gia thiết kế đường leo núi, làm các dịch vụ vận chuyển đồ, hậu cần, phục vụ khách, trải nghiệm sinh hoạt cùng bà con trong bản.
 
Không dừng lại ở đó, Hello Mù Cang Chải của vợ chồng Giàng A Dê còn tạo được công ăn việc làm cho nhiều bạn trẻ trong thôn bản. 
 
Nhóm của A Dê có hơn 50 người chạy xe ôm, 17 hướng dẫn viên, 7 hướng dẫn viên tiếng Anh, còn đội poster và hướng dẫn viên leo núi có 14 hộ chuyên làm.
 
Mặc dù công việc bận rộn, song từ khi cơ sở đi vào hoạt động, vợ chồng Giàng A Dê vẫn tổ chức các lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho các bạn trẻ trong xã. 
 
Những lúc không có khách, chính vợ chồng A Dê là người hướng dẫn các em làm quen với tiếng Anh.
 
Em Lý Thị Cây (xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) cho biết: "Ở đây có khá nhiều người nghỉ học xong đi lấy chồng, nhưng đối với cháu thì học thêm để hiểu biết nhiều hơn. Cháu thích học tiếng Anh bởi vì muốn cho người nước ngoài hiểu về văn hóa của mình hơn".
 
"Chúng tôi đã kêu gọi khách du lịch, những tổ chức quyên góp sách vào lớp học. Khi có khách nước ngoài đến thì chúng tôi nói: 'Nếu bạn dạy học cho lớp chúng tôi tối nay thì ngày mai chúng tôi sẽ miễn phí bữa sáng cho bạn.' Tuy nhiên sau tất cả trải nghiệm, du khách đều nói sẽ trả tiền đầy đủ bởi vì đó là những trải nghiệm tuyệt vời", Giàng A Dê phấn khởi nói.
 
Vợ chồng Giàng A Dê dự định sẽ tiếp tục mở rộng các dịch vụ để thu hút ngày càng nhiều du khách đến trải nghiệm, nhất là khi ruộng bậc thang vào mùa nước đổ, mùa vàng. Từ đó, tạo công ăn việc làm, mang lại thu nhập cho bà con.
 
Với những gì đã làm được, Giàng A Dê là là một trong những gương mặt tiêu biểu được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vinh danh "Thanh niên sống đẹp năm 2021".

(Theo Dân Việt)

Tags Vợ chồng nông dân Yên Bái xây nhà ruộng bậc thang khách Tây

Các tin khác
Chị Tâm (người ngoài cùng bên phải) vừa là

“Phải làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống xã hội của nhân dân, không để nơi nào thiếu đời sống văn hóa”, người cán bộ văn hóa cơ sở phải biết khơi dậy niềm đam mê từ mỗi hạt nhân từ cơ sở, thắp lên tinh thần đoàn kết cộng đồng, góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát triển các hoạt động văn hóa gắn với thực tế cuộc sống. Những người làm công tác văn hóa ở cơ sở như Đỗ Toàn Tâm -cán bộ Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Yên Bái chính là nhân tố đóng vai trò “đạo diễn” để tạo nên mối liên kết đặc biệt ấy.

Cô giáo Phạm Thị Hồng luôn quan tâm, chỉ dạy và tiếp thêm tình yêu với môn học Lịch sử cho các thế hệ học sinh của Trường THPT Chu Văn An.

Cô giáo trực tiếp dạy môn Sử của hai nữ sinh xuất sắc giành giải Nhì và giải Ba môn Lịch sử trong Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2023 để ghi dấu thành tích cho ngôi trường ngoài chuyên duy nhất có giải trong số 33 giải học sinh giỏi quốc gia THPT năm nay của tỉnh Yên Bái. Đó chính là cô giáo Phạm Thị Hồng - giáo viên Trường PTTH Chu Văn An, huyện Văn Yên- người "truyền lửa" cho bao thế hệ học trò say mê và gặt hái "trái ngọt" từ môn Sử trong những năm qua.

Cựu chiến binh Nguyễn Công Luân (thứ hai, bên trái) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Lục Yên và thị trấn Yên Thế về việc hiến đất, cây cối, vật kiến trúc để làm đường.

“Tấc đất tấc vàng”, con đường Hoàng Văn Thụ đấu nối đường Phạm Văn Đồng kéo dài qua tổ 12, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên sẽ vẫn mãi nhỏ hẹp nếu không có sự đồng thuận hiến đất của người dân. Trong đó, có vai trò quan trọng của các cựu chiến binh (CCB) hiến kế, hiến công, hiến của, hiến đất. Đặc biệt, trong số đó có CCB Nguyễn Công Luân, hội viên Chi hội CCB tổ 12, thị trấn Yên Thế, năm nay đã 93 tuổi.

Mô hình sản xuất chè theo quy trình tiêu chuẩn VietGAP của ông Phạm Đức Hồng, thôn Phúc Hòa.

Cách đây hơn chục năm, do quy trình canh tác không bảo đảm an toàn, nên sản phẩm chè tươi, khô của người dân xã Hán Đà, huyện Yên Bình tiêu thụ chậm, giá thấp, nhiều hộ chặt bỏ chè trồng các loại cây ăn quả có múi, khiến diện tích chè sụt giảm nghiêm trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục