Yên Bái: Những sáng chế hữu ích từ đam mê

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/10/2022 | 7:36:52 AM

YênBái - Nhiều chiếc máy với công dụng khác nhau do các “tác giả không chuyên” trên địa bàn tỉnh Yên Bái nghiên cứu, chế tạo khi ứng dụng vào sản xuất đã khẳng định hiệu quả. Họ là những học sinh, sinh viên, nông dân say mê nghiên cứu, sáng chế và kết quả là không ít các công trình, sáng chế đã mang lại lợi ích rất lớn.

Ông Vũ Hữu Lê - Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí và Xây lắp Hồng Hà, thành phố Yên Bái (bên ngoài) kiểm tra chất lượng các loại máy móc của Công ty.
Ông Vũ Hữu Lê - Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí và Xây lắp Hồng Hà, thành phố Yên Bái (bên ngoài) kiểm tra chất lượng các loại máy móc của Công ty.

Nguyễn Hồng Sơn - sinh viên Khoa Điện tử công nghệ, Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái đã sáng chế thành công chiếc máy đa năng với 4 chức năng khác nhau: thái chuối, ruôi sắn, đập cành quế, xịt rửa được kết hợp trong cùng 1 chiếc máy. 

Chia sẻ về ý tưởng, Nguyễn Hồng Sơn cho biết: "Trên thị trường có khá nhiều loại máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, đa dạng về mẫu mã, chủng loại, kích thước nhưng điểm chung của các loại máy này là giá thành cao so với sản xuất nhỏ tại nông hộ. Thêm vào đó, máy thường chỉ có 1 - 2 chức năng cơ bản phục vụ sơ chế một số loại sản phẩm nông nghiệp nhất định trong khi đặc thù của kinh tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh là sản xuất nhỏ, phối hợp nhiều ngành nghề, loại cây trồng. Do đó, nếu muốn áp dụng cơ giới hóa, máy móc vào sản xuất sẽ phải bỏ ra kinh phí không nhỏ”. 

Một chiếc máy nhiều chức năng, công dụng như thế nhưng đa phần vật liệu để làm ra nó lại được lấy từ các bộ phận của thiết bị đã hỏng, tiết kiệm đáng kể chi phí mà vẫn đảm bảo nguyên tắc hoạt động. Sản phẩm chạy bằng điện nên không xả khói thải ra môi trường, hơn thế sản phẩm hoạt động hết công năng, tận dụng tối đa nguyên liệu thừa, góp phần bảo vệ môi trường xanh sạch. 

Ông Vũ Hữu Lê - Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí và Xây lắp Hồng Hà  (thành phố Yên Bái) dù đã hơn 80 tuổi nhưng vẫn không ngừng học tập, nghiên cứu để tìm ra những giải pháp nhằm cải tiến kỹ thuật và chế tạo ra các loại máy móc mới có tính ứng dụng cao, giá thành rẻ, bền, dễ sử dụng, dễ sửa chữa. 

Đến nay, ông Lê cùng các công nhân trong Công ty đã nghiên cứu, chế tạo nhiều máy móc, thiết bị từ công suất nhỏ đến công suất lớn, sử dụng nguồn điện 1 pha hoặc 3 pha để phù hợp từ hộ dân, đến nhà máy lớn, phục vụ nhiều ngành nghề sản xuất ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước. 

Với cây quế là các thiết bị như: nồi trưng cất tinh dầu quế theo nguyên lý hấp, hệ thống sấy vỏ quế, máy băm cành quế, lá quế, máy chặt cành quế theo hành trình để đa dạng hóa cho các sản phẩm quế. Đối với cây chè là máy vò chè xanh, máy vò chè đen, boong sao chè, máy tạo hình chè, máy sấy chè, sàng chè, tách cẫng chè. 

Đối với cây dong riềng và miến dong, Công ty đã sản xuất và đưa ra thị trường máy nghiền củ dong, máy rửa củ dong, lò sấy miến dong, hệ thống lọc bột dong sạch, máy ép miến bán thủ công theo phương pháp đùn ép. Ngoài ra, còn rất nhiều máy móc, thiết bị ứng dụng trên cây sắn, trồng nấm, phân bón, cây lâm nghiệp… 

Hay có thể kể đến một chiếc máy hoàn toàn mới, chưa có trên thị trường - máy xé măng do hai em Hoàng Thái Sâm và Nguyễn Quang Đạt - học sinh Trường THPT Nguyễn Tất Thành, thành phố Yên Bái sáng chế khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Chiếc máy này đã khắc phục được những nhược điểm: năng suất lao động thấp, chi phí cho sản xuất cao, chất lượng sản phẩm không đều… trong khâu sơ chế xé từ măng miếng thành măng sợi. 1 giờ hoạt động của máy có thể xé được 50 kg măng với tỷ lệ đồng đều về kích thước lên tới 85%, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu chỉ khoảng 6%, nhanh gấp 5 lần so với làm thủ công… 

Ngoài ra, còn có máy tra hạt bầu quế, máy bừa điều khiển từ xa và rất nhiều chiếc máy khác với nhiều chức năng được sáng tạo từ những ý tưởng, thực tiễn sản xuất để giải quyết những khó khăn và mong muốn giải phóng sức lao động cho nông dân.

Những sáng tạo của người dân trên địa bàn tỉnh đã và đang hỗ trợ nông dân, người lao động thay thế sức người bằng máy móc nhằm nâng cao chất lượng, giảm giá thành, đáp ứng mục tiêu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.

Hoài Anh

Tags Yên Bái sáng chế học sinh sinh viên nông dân

Các tin khác
Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục