Thành công ở sự chăm chỉ

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/5/2023 | 7:41:22 AM

YênBái - Bà Hà Thị Chiêm ở thôn Khe Lếch, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên là người dân tộc Tày chính gốc địa phương. Từ khi lập gia đình, vợ chồng ông bà đã luôn cùng nhau chăm chỉ lao động để có cuộc sống ổn định như hiện nay.

Bà Hà Thị Chiêm sơ loại quế để bán cho tư thương.
Bà Hà Thị Chiêm sơ loại quế để bán cho tư thương.

Nhà có 3 sào ruộng, gieo cấy 2 vụ mỗi năm, thóc lúa thu về cũng góp phần đảm bảo về nguồn lương thực cho gia đình bà.

Bà Chiêm cho rằng, dù có ít, dù có nhiều thì ruộng lúa vẫn cần phải duy trì vì mình là nhà nông. Hơn nữa, bây giờ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, tích cực áp dụng tiến bộ mới vào sản xuất cũng giúp việc trồng lúa hiệu quả hơn, năng suất cao hơn ngày xưa. Đàn gà nhà nuôi chủ yếu để phục vụ sinh hoạt của gia đình, mỗi năm cũng lên đến vài trăm con. 

Chiếc ao cá rộng 60 m2 ngay bên cạnh nhà, vừa tạo không gian thoáng mát vừa thả đôi trăm con trắm, chép là thêm nguồn thực phẩm cung cấp cho bữa ăn. Thêm vài luống đất trồng rau vườn nhà mùa nào thức nấy, có công chăm sóc của ông bà là cơ bản đảm bảo nguồn rau xanh cho bữa ăn. 

"Cứ túc tắc như vậy, gia đình tôi cơ bản đảm bảo lương thực, thực phẩm, rau xanh cho sinh hoạt thường ngày” - bà Chiêm chia sẻ.  

Nhà bà Chiêm được nhiều người biết đến vì có 2 con lợn đực chuyên để phối giống. Với đôi lợn giống này, không chỉ phục vụ nhu cầu của người chăn nuôi xã Hưng Khánh mà bà còn đưa đi phối giống theo yêu cầu đặt hàng của những hộ ở các xã lân cận và vào cả huyện Văn Chấn. Theo mức giá hiện nay là 300.000 đồng cho mỗi lần phối giống, nhà bà thu về từ 50 - 60 triệu đồng mỗi năm. 

Bà Chiêm nói, việc chăm sóc đôi lợn đực giống cũng bình thường chứ không có gì quá kỳ công, phức tạp. Thức ăn thường xuyên của lợn có cám gạo là chủ yếu, ngoài ra là chuối, sắn, một chút cám công nghiệp, nữa có thêm trứng vịt. 

Đặc biệt, bên cạnh chế độ thức ăn đầy đủ, cân đối dinh dưỡng, bà luôn quan tâm thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh cho đôi lợn như tiêm vắc xin, khử khuẩn chuồng nuôi. Chăm sóc chu đáo, kỹ lưỡng, cẩn thận cho đôi lợn đực giống những năm qua đã giúp nhà bà Chiêm có nguồn thu nhập ổn định. 

Nắm bắt xu thế phát triển chung, bà Chiêm trồng được 1 ha quế đến nay đã được 5 - 6 năm tuổi. Diện tích trồng quế này, bà đã mua bầu cây giống ở ngay trên địa bàn xã. Kinh nghiệm trồng quế, chăm sóc quế, bảo vệ quế thì bà vừa được cán bộ khuyến nông xã hướng dẫn kỹ thuật vừa có thể học hỏi lẫn nhau từ bà con trong thôn, từ những hộ đã trồng trước. 

Từ 2 năm nay, cây quế đã cho tỉa nên bà cũng có thêm khoảng 10 triệu đồng. Với cây tre măng Bát độ là loại cây chủ lực của huyện Trấn Yên, gia đình bà cũng có một chút diện tích. Đến nay, 0,5 ha măng tre Bát độ của nhà đã ở vào giai đoạn 3 - 5 năm tuổi. 

Năm ngoái, bắt đầu khai thác diện tích măng tre đầu tiên đem về cho bà khoảng 3 triệu đồng. Tranh thủ thời gian nông nhàn, bà đi phơi ván bóc thuê ngay ở gần nhà với tiền công 150.000 đồng/ngày, vừa có thêm thu nhập mà hàng ngày vẫn được quây quần bên con cháu.

Tích lũy bao năm của 2 ông bà cùng với đóng góp của vợ chồng con trai và con dâu, năm 2018, gia đình bà chung sức xây dựng 1 ngôi nhà sàn khang trang và sạch đẹp, trị giá 600 triệu đồng đã trở thành nơi sum họp thuận tiện của 3 thế hệ. 

Bà Chiêm ước tính rằng, tất cả các khoản thu của 2 vợ chồng bà mỗi năm vào mức 100 triệu đồng: "Tuy chưa phải là lớn, là nhiều nhưng đều do vợ chồng chăm chỉ lao động, cố gắng làm lụng lúc còn có sức khỏe để có một phần dành dụm cho tuổi già nên đồng tiền ấy thật quý lắm! Vợ chồng tôi luôn bảo nhau, còn khỏe là còn phải chăm chỉ lao động để về già được nhẹ nhàng”. 
Nguyễn Thơm

Tags phát triển kinh tế dân tộc Tày tre măng Bát độ nhà sàn trồng quế huyện Trấn Yên

Các tin khác
CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục