Khát vọng của Quang "thỏ"

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/5/2012 | 3:59:25 PM

YBĐT - Hiện nay, trang trại nuôi thỏ của ông Vũ Huy Quang, thôn Lương Môn, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên (Yên Bái) có khoảng trên 2 nghìn con thỏ thịt và gần 300 thỏ nái sinh sản. Từ một nông hộ, sự say mê, tâm huyết với nghề nuôi thỏ đã đưa ông trở thành một doanh nhân.

Đang tải video về hoặc trình duyệt không hỗ trợ

Đã từng được biết đến với những cái tên, đại loại như Quang “gà” Quang “Dê”..., nhưng gần 20 năm sống chết với nghề chăn nuôi, chỉ đến giờ, khi đã bước qua cái tuổi 60 và thề “sinh nghề, tử nghệ” với con thỏ, ông Vũ Huy Quang mới thực sự có được đôi phút thảnh thơi.

Trang trải của ông Quang trở thành điểm tham quan học tập kinh nghiệm của nông dân nhiều địa phương trong nước.

Trở về từ Hội thảo Phát triển chăn nuôi thỏ tại Việt Nam do Cục Chăn nuôi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tập đoàn Nippon Zoki tổ chức tại tỉnh Ninh Bình, bàn về vấn đề sử dụng thỏ làm nguyên liệu sản xuất dược phẩm mà ông là khách mời danh dự của cả khu vực miền Bắc, ông Quang càng thêm tin tưởng vào triển vọng phát triển của con thỏ và hướng đi của doanh nghiệp Quang Thanh mà ông đã dồn bao tâm huyết đầu tư xây dựng.

Hiện ông đang đảm trách việc tìm kiếm thị trường, bao tiêu sản phẩm cho các trang trại vệ tinh.

Theo những gì mà ông tiếp thu được từ hội thảo này thì chỉ vài năm nữa thôi, khi nhà máy sản xuất vắc xin của Nhật Bản được xây dựng tại Quế Võ, Bắc Ninh đi vào hoạt động, với công suất chế biến 2 triệu con thỏ/năm sẽ mở ra tương lai tốt đẹp hơn cho nghề chăn nuôi thỏ.

Không chỉ cung cấp con giống cho các hộ chăn nuôi ở các địa phương trong tỉnh, thỏ giống từ trang trại của gia đình ông đã được nông dân ở nhiều địa phương trong nước tìm tới đặt mua. Mỗi năm ông Quang bỏ ra từ 3 - 5 triệu đồng để in ấn tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cung cấp miễn phí cho các hộ nuôi thỏ mà trang trại ông cung ứng con giống. Cho đến nay, ông Quang đã phát triển được trên 60 trang trại thỏ vệ tinh tại tỉnh Yên Bái và các tỉnh, thành trong cả nước với quy mô từ 200 con trở lên.

Mỗi năm ông Quang bỏ ra từ 3-5 triệu đồng in ấp tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cấp không cho các hộ có nhu cầu chăn nuôi thỏ trong và ngoài tỉnh.  

Từ kinh nghiệm ông Quang cho rằng, thỏ là loài vật dễ nuôi, vốn đầu tư thấp, quay vòng nhanh, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ. Hiện nay, ông Quang đang đảm trách việc tiêu thu và tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các trang trại vệ tinh nuôi thỏ tại tỉnh Yên Bái và các địa phương lân cận của tỉnh Phú Thọ.

Doanh nghiệp Quang Thanh

Địa chỉ: Ông Vũ Huy Quang

Thôn Lương Môn, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Điện thoại: 01232887632

 Trở về từ Hội thảo Phát triển chăn nuôi thỏ tại Việt Nam, ông Quang vinh dự được giao phụ trách  việc cung cấp con giống và thu mua sản phẩm cho các trang trại chăn nuôi thỏ tại khu vực miền Bắc.

Tuy nhiên, theo ông Quang đây là giai đoạn tạo bước đệm, phát triển vùng nguyên liệu chuẩn bị cho nhà máy đi vào hoạt động nên sẽ còn không ít khó khăn.

Triển vọng về nghề nuôi thỏ đang mở ra cho nông dân Yên Bái nói riêng những cơ hội làm giàu mới và càng nung nấu thêm quyết tâm cho ông chủ doanh nghiệp chăn nuôi thỏ Vũ Huy Quang kỳ vọng thực hiện những dự định về con thỏ còn đang ấp ủ.

                                                               Phạm Minh - Mạng Cường

Các tin khác
Nhân dân thôn Yên Thành, xã Hưng Thịnh (Trấn Yên) thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường định kỳ hàng tháng.

Thực hiện mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố, hoặc bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận (CTMT), thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử” ở huyện Trấn Yên thời gian qua đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo ở cơ sở.

Anh Phạm Hồng Tám (bên phải) cùng đồng nghiệp trong giờ làm việc.

Năm 2023, anh Phạm Hồng Tám - Tổ trưởng Tổ sửa chữa điện, Phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực (PC) Yên Bái được Tỉnh đoàn Yên Bái lựa chọn là gương mặt "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” và là 1 trong 20 người được nhận Giải thưởng "Cánh cung đỏ” Phạm Hồng Tám.

Người Mông bản Cáng Giông đã biết ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa. (Trong ảnh: Người dân thu hoạch quả sơn tra - cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và hạn chế tình trạng phá rừng).

Núi rừng Mù Cang Chải như đang diễn ra lễ hội hoa với đủ các loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Trong đó, sắc trắng hoa ban Tây Bắc vẫn là gam màu chủ đạo, những đám mây sà xuống mái nhà gỗ của người Mông nhìn càng thơ mộng. Nhưng hôm nay chúng tôi chủ đích đi tìm gặp "bông hoa" nở cả 4 mùa, ấy là Giàng A Tùng - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) bản Cáng Dông, xã Nậm Khắt.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Văn Yên thăm rừng quế của gia đình anh Bàn Văn Minh (bên phải) ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp.

Những thanh niên người Dao vùng đất quế Văn Yên mà chúng tôi gặp trong chuyến công tác đầu xuân vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về lòng nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục