Vẫn sống thật mãnh liệt!

  • Cập nhật: Chủ nhật, 31/3/2013 | 7:39:45 PM

YBĐT - Giữa dòng đời ồn ã, náo nhiệt có một người thương binh, người lính trong chiến tranh biên giới phía Bắc đã gửi lại đôi chân nơi chiến trường ở Vị Xuyên (Hà Giang) khi cùng đồng đội chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Anh là Nguyễn Trọng Hùng thương binh hạng 1/4 ở phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái; dù thương tật hành hạ vẫn đang sống, vươn lên thật mãnh liệt!

Những ngày an dưỡng tại Đoàn 235 ở Phúc Yên, có những lúc anh tưởng chừng như cuộc sống vô vị. Nhưng hạnh phúc đã đến với anh. Anh kết duyên cùng chị Đỗ Thị Nhâm thương binh hạng 1/4 đang điều dưỡng tại đây.

Lành vết thương anh chị trở về thành phố Yên Bái sinh sống giữa bộn bề gian nan vất vả. Tiền phụ cấp không đủ nuôi sống gia đình nói gì đến mua sắm đồ dùng. Xoay sở đủ nghề, từ mờ sáng tới đêm khuya để mổ lợn, mổ gà, mở cửa hàng ăn uống, tạp hoá, bán giải khát...

Nhưng nghề nào cũng chỉ được thời gian ngắn, thu nhập thấp, việc làm bấp bênh. Dù vết thương thường xuyên tái phát ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhớ lời Bác dạy “Thương binh tàn nhưng không phế” anh trăn trở vươn lên để có cuộc sống khá giả và nuôi các con khôn lớn, học hành đến nơi đến chốn.

Với quyết tâm đó anh đầu tư cho chị làm dịch vụ tại chợ Yên Thịnh. Còn anh làm bảo vệ chợ vào ban đêm, nhận trông hàng hoá cho các hộ kinh doanh; đồng thời thuê ki ốt mở dịch vụ kinh doanh cá tươi tại chợ. Từ đó đời sống gia đình anh được cải thiện đáng kể.
 
Không dừng lại ở đó, anh bàn với chị vay 150 triệu đồng từ ngân hàng, mua 120 m2 đất, xây dựng chuồng trại để tận dụng rau bỏ đi ở chợ đầu tư chăn nuôi lợn. Ác thay, trận lũ năm 2005 đã cướp đi của anh chị toàn bộ chuồng trại và đàn lợn trị giá 35 triệu đồng. Đến năm 2008 hoả hoạn làm cháy hết chuồng trại thiệt hại trên 80 triệu đồng.

Trong gian khó, đồng đội và bà con xóm phố động viên giúp đỡ, đã tiếp thêm nghị lực cho anh gây dựng lại trang trại. Có năm anh xuất chuồng gần 10 tấn lợn hơi. Dù nuôi lợn lời lãi không cao, mỗi năm thu trên dưới 200 triệu, trừ chi phí cũng chỉ được trên dưới 20 - 30 triệu đồng; nhưng đó là những đồng tiền  được làm ra từ mồ hôi và nước mắt và nghị lực sống mãnh liệt của người thương binh giữa cuộc sống hôm nay. 

Nhà sát mặt đường, anh mở quán bán bún đêm. Dẫu vất vả, nhưng đây là công việc được coi là phù hợp với sức khoẻ của anh chị nhất, đem lại thu nhập ổn định mỗi năm trên dưới 60 triệu đồng.  Với anh chị được làm việc luôn tay là niềm vui sống bất tận.

Khát vọng sống mãnh liệt ấy của anh đã đem lại những thành quả lớn lao. Niềm vui lớn nhất là cả 3 con khôn lớn học hành tiến bộ và trở thành người có ích cho xã hội. Anh từng được bình bầu là cá nhân xuất sắc, chiến sĩ thi đua cấp tỉnh năm 2006. Thật vinh dự, năm 2007 anh được cử đi dự Hội nghị tổng kết phong trào thương binh có thành tích xuất sắc trong phong trào Cựu chiến binh xoá đói giảm nghèo, làm kinh tế giỏi tại Hà Nội, và được nhận Bằng khen của Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Phút chia tay chúng tôi còn xúc động và nhớ mãi câu nói của anh: “Mình phải sống thật mãnh liệt!”. Quả thực thương tật đã không khuất phục được anh, con người đang sống vươn lên mạnh mẽ, phi thường giữa cuộc sống hôm nay!  

Một số hình ảnh trong sinh hoạt hàng ngày của anh Hùng:

Mổ lợn đã trở thành công việc quen thuộc đối với anh...

Ngoài mổ lợn anh còn tham gia giúp vợ bán hàng

Trang trại là nơi anh gửi gắm niềm yêu say lao động

Vẫn sống và vươn lên mãnh liệt giữa đời!

Minh Đức - Mạnh Cường

Các tin khác
Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục