Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa làm đường giao thông nông thôn

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/2/2014 | 1:40:08 PM

YBĐT - Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, phong trào phát triển giao thông nông thôn (GTNT) trong những năm gần đây đã thu hút được sự tham gia tích cực của người dân. Chỉ tính trong ba năm (2011- 2013), toàn tỉnh Yên Bái đã kiên cố được trên 380 km đường và mở mới được hơn 700 km đường thôn, bản.

Điều này thể hiện rõ chủ trương “xã hội hóa đầu tư xây dựng GTNT” của Nhà nước đã phù hợp với nguyện vọng của người dân, người dân đã tích cực đóng góp công sức, tiền của giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng để làm đường. Cụ thể trong năm 2012, từ cơ chế “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, toàn tỉnh đã kiên cố hóa được 130 km đường bê tông xi măng và mở mới 348km nền đường liên thôn, bản với tổng kinh phí 183 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 104 tỷ đồng, nhân dân đóng góp trên 79 tỷ đồng. Năm 2013

vừa qua, 312 km đường được mở mới và 130 km đường được bê tông xi măng, tổng kinh phí đầu tư đạt 150 tỷ đồng thì nhân dân đóng góp trên 60 tỷ đồng.

Điều đáng nói hơn ở đây, trên tất cả các tuyến đường mở mới và kiên cố hóa đều không có kinh phí cho giải phóng mặt bằng mà nhân dân đã chủ động hiến đất, di dời công trình kiến trúc như: chuồng trại, hàng rào, thậm chí là nhà cửa để làm đường, tất cả vì lợi ích chung. Và, hiệu quả của đầu tư xây dựng GTNT thật rõ ràng, đường về đánh thức các vùng quê! Nhiều nơi khi chưa có đường GTNT kiên cố, đời sống nhân dân gặp khó khăn, sản phẩm do người dân sản xuất ra không bán được, nếu bán thì bị tư thương ép giá, đi lại khó khăn, đặc biệt việc học hành của trẻ em đi học rất vất vả… nay có đường đã có sự thay đổi. Hơn thế, giao thông thuận lợi là yếu tố quan trọng để người dân mở mang giao lưu, từ đó nâng cao dân trí, nâng cao kiến thức - yếu tố cực kỳ quan trọng trong chiến đấu với đói nghèo, lạc hậu.

Dù đạt được những kết quả đáng phấn khởi, nhưng theo thống kê, trên tổng số 5.694 km đường nông thôn ở 180 xã, phường, thị trấn thì có trên 60% chưa được cứng hóa; hầu hết các tuyến đường liên thôn, xóm, đường nội đồng đến khu sản xuất mặt đường hẹp, không đáp ứng nhu cầu sử dụng cơ giới hóa nông nghiệp và vận chuyển hàng hóa. Vì vậy ,vấn đề tiếp tục đầu tư xây dựng mạng lưới GTNT là rất cần thiết.

Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2015, phấn đấu hoàn thành 900 km đường GTNT và đến năm 2020, 100% đường, huyện, đường xã vào đúng cấp kỹ thuật; phấn đấu tỷ lệ mặt đường cứng đạt 95%, từng bước phát triển đường thôn, bản đường ra nội đồng; tất cả đường liên huyện đều đạt tiêu chuẩn đường từ cấp IV đến cấp V miền núi, đường xã đạt tiêu chuẩn đường GTNT cấp A theo tiêu chuẩn đường GTNT…, việc tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và người dân trong việc xã hội hóa xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông là hết sức cần thiết.

Kinh nghiệm từ các địa phương làm tốt công tác phát triển GTNT cho thấy, nơi nào huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị tuyên truyền, vận động người dân tốt thì nơi đó phong trào làm đường đạt được kết quả cao. Chỉ khi người dân hiểu rõ chủ trương của Nhà nước cũng như quyền lợi của mình, được dân chủ trong bàn bạc, giám sát, kiểm tra thì họ sẵn sàng tự nguyện đóng góp những gì có thể.

Một yếu tố quan trọng phát triển giao thông là nguồn lực đầu tư. Do nguồn vốn cần rất  lớn nên cùng với nguồn đầu tư của Nhà nước, các địa phương cần có cơ chế, chính sách để khuyến khích các thành phần kinh tế, doanh nghiệp… tham gia.

Trong phát triển GTNT, cùng huy động lao động tại chỗ, cần chủ động khai thác sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương, áp dụng công nghệ mới có tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng. Để đảm bảo chất lượng sau công trình, cần kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý GTNT, nhất là việc đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật, năng lực quản lý cũng như giám sát, tổ chức bảo trì, bảo dưỡng hệ thống đường GTNT cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.

Sức mạnh tổng lực sẽ được phát huy thông qua xã hội hóa, những con đường mới sẽ mở ra mang đến cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa.

Q.T

Các tin khác
Người dân xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn tự nguyện giao nộp vũ khí tự chế cho lực lượng chức năng.

An ninh nông thôn nằm trong chiến lược đảm bảo an ninh quốc gia, nơi có địa bàn rộng, địa hình phức tạp, giao thông không thuận lợi, đặc biệt là trình độ dân trí thấp, nhiều dân tộc thiểu số sinh sống… Vì vậy, khu vực nông thôn dễ phát sinh những vấn đề phức tạp liên quan đến an ninh trật tự (ANTT), đòi hỏi cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và đặc biệt là lực lượng công an phải đặc biệt quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Hạnh phúc là khi chúng ta được sống vì mình và mọi người, cùng nhau học tập, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng. Trong ảnh: Học sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành trong giờ học ngoại khóa.

Hạnh phúc cho mọi người là một trạng thái tâm hồn mà chúng ta có thể tạo ra và lan tỏa đến mọi người xung quanh. Nó không chỉ là món quà tuyệt vời mà chúng ta có thể mang đến cho người khác mà còn là một cách để chúng ta tồn tại.

Nhà thiết kế Dung May và bộ sưu tập áo dài trong Chương trình nghệ thuật

Phát huy vai trò của phụ nữ trong thời đại mới và tạo mọi điều kiện giúp phụ nữ phát triển toàn diện là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng được khẳng định trong Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/1/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII.

Chùa Ba Vàng đã có một số hoạt động vi phạm quy định của pháp luật. Ảnh: Internet

Từ hoạt động tín ngưỡng thực chất đến trục lợi tín ngưỡng là một ranh giới khá mong manh. Do những tác hại rất lớn của việc trục lợi tín ngưỡng nên hành vi này bị nghiêm cấm theo Điều 5, Luật Tín ngưỡng tôn giáo và các cơ quan chức năng đẩy mạnh xử lý nghiêm. Ở Yên Bái chưa phát hiện những hành vi trục lợi tín ngưỡng, tôn giáo lớn, song cũng có người dân đã từng bị sập bẫy trục lợi tín ngưỡng tôn giáo trên một số trang mạng xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục