Khơi dậy niềm tự hào dân tộc

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/5/2014 | 10:12:09 AM

YBĐT - Việt Nam tự hào là một trong rất ít các dân tộc trên thế giới có bề dày truyền thống về lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ bờ cõi. Trong thế kỷ XX, sự kiện chiến thắng hai đế quốc sừng sỏ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ được nhân dân các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới biết đến một Việt Nam như một biểu tượng của ý chí ngoan cường và lòng dũng cảm.

Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, nhân dân Việt Nam đã phải trải qua “9 năm làm một Điện Biên” để làm nên một “thiên sử vàng” rất đỗi tự hào của dân tộc.

Trải qua bao khó khăn, hi sinh mất mát, dân tộc Việt Nam đã lập nên những chiến công xuất sắc, đỉnh cao là thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thống nhất nước nhà. Cùng với niềm tự hào của nhân dân cả nước về chiến công lẫy lừng của quân và dân ta, đồng bào các dân tộc Yên Bái càng thêm tự hào vì quê hương mình là một trong những địa phương có những tên đất, tên người đã trở thành một phần không thể thiếu trong những trang sử vàng chói lọi của dân tộc.

Các đội du kích: Khau Phạ, Đá Xô, Đại Lịch... với những chiến công vang dội trong các trận Đèo Din, Bãi Chằm, Đồng Mè…; những địa danh lịch sử Đại Bục - Đại Phác, Chiến khu Vần, Gò Cọ làng Chiềng, Ca Vịnh, bến Âu Lâu, Căng - Đồn Nghĩa Lộ… đã in sâu trong lòng người Yên Bái. Hơn thế, những con người tiêu biểu cho tinh thần yêu nước như Nguyễn Thái Học, tinh thần cách mạng như Ngô Minh Loan, Nguyễn Phúc, hay những tấm gương Anh hùng lực lượng vũ trang Hoàng Văn Thọ, Trần Xuân Lai... khiến chúng ta càng thêm tự hào về quê hương mình.

Hiện nay, công tác giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu. Thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01 về “Giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng cho thanh thiếu nhi” của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam, các cấp bộ  Đoàn - Hội CCB trong tỉnh đã tổ chức thường xuyên các hoạt động tại cơ sở như: giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh và 6 bài học lý luận chính trị; nói chuyện truyền thống vào các dịp 30-4, 22-12; Chương trình “Học kỳ quân đội”; các hoạt động giao lưu, liên hoan “Bài ca người lính”; nhiều cuộc thi viết tìm hiểu truyền thống cách mạng; tham quan di tích lịch sử cách mạng; tổ chức diễn đàn, gặp mặt các cựu chiến binh tiêu biểu để tuyên truyền giáo dục truyền thống, đạo đức, lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ.

Giáo dục truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng cho tuổi trẻ còn được tổ chức thông qua những phong trào, những việc làm cụ thể như: “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”; “Thanh niên tình nguyện” vì cuộc sống cộng đồng đã và đang là hình ảnh đẹp của thanh niên thời kỳ mới. Các hoạt động tri ân đối với các anh hùng liệt sĩ, những người có công với nước thông qua các hoạt động nghĩa tình tháng 7, tổ chức “Thắp nến tri ân” với sự tham gia của hàng triệu đoàn viên thanh niên và đông đảo nhân dân.

Việc giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng hiện nay không phải để “ôn cố” một cách chung chung, thuần túy mà nhằm mục đích bồi đắp niềm tin, khơi dậy lòng tự hào, tình yêu quê hương, lòng tự tôn dân tộc đối với thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên trong hòa bình. Từ đó, động viên, phát huy tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng của thế hệ trẻ trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ của mình đối với sự nghiệp phát triển chung của đất nước, quê hương Yên Bái.

Bên cạnh đó, cấp ủy chính quyền địa phương cần quan tâm tới công tác bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử đối với các công trình, địa danh lịch sử; tập trung tu bổ, tôn tạo, mở rộng các địa danh lịch sử tạo không gian khuôn viên rộng rãi, thoáng đãng, hấp dẫn, thu hút người dân, tới tham quan, học tập, nghỉ dưỡng…

Các trường học cần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Lịch sử gắn với tổ chức các chuyến tham quan, học tập, ngoại khóa. Tổ chức đoàn thể thường xuyên có kế hoạch duy trì các hoạt động “Về nguồn”, “Hội trại thanh niên” tại các vùng quê, địa danh lịch sử của địa phương giúp các đoàn viên thanh niên hiểu sâu sắc hơn về lịch sử cách mạng của quê hương, của ông cha ta, qua đó khơi dậy niềm tự hào dân tộc của thế hệ trẻ đối với quê hương, đất nước.

Huy Văn

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải thăm khám bệnh cho người dân

Bắt đầu từ năm 1950, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe thế giới, viết tắt là WHD (World Health Day). Trong ngày này, WHO sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định, nhằm lan tỏa thông tin và nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về tầm quan trọng của sức khỏe con người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục