Xóa nghèo từ tư tưởng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/8/2014 | 9:39:15 AM

YBĐT - Điều tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2013 cả nước còn gần 1,8 triệu hộ nghèo. Miền núi Tây Bắc - trong đó có Yên Bái, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 25,8% tổng số hộ nghèo của cả nước.

Kiểm tính sơ sơ, hiện nay gần 30 chương trình, chính sách đầu tư, ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước dành cho hộ nghèo. Trong vòng 8 năm trở lại đây, Nhà nước đã đầu tư, hỗ trợ trên 864.000 tỷ đồng để hộ nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo. Một tỉnh khó khăn như Yên Bái, riêng năm 2013 cũng huy động trên 2.600 tỷ đồng đầu tư, hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo. Nhờ sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, tỷ lệ hộ nghèo cả nước hiện chỉ còn 9,6% (theo chuẩn giai đoạn 2011 - 2015). Riêng Yên Bái, năm 2013 có 6.300 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 29,23% năm 2012 giảm còn 25,38%.

Cả hệ thống chính trị, cả xã hội cùng vào cuộc để triển khai các chương trình hỗ trợ giảm nghèo, số tiền 120.000 tỷ đồng mỗi năm của Nhà nước chính là để tạo điều kiện cho hộ nghèo cả nước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Vậy mà, bên cạnh những hộ nghèo khi được hỗ trợ đã tu chí làm ăn, quyết tâm vượt lên, thì trong một bộ phận không nhỏ người dân tư tưởng “muốn làm hộ nghèo” dẫn đến “cố thủ” để hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước. Có thôn, hộ nghèo khi đủ điều kiện thoát nghèo, thôn, xã phải vận động “ra” thì bày tỏ tâm tư, nguyện vọng ở lại. Có hộ trước khi “bị” ra khỏi diện nghèo còn lời qua tiếng lại cho bõ tức.

Còn ở vùng cao đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, tư tưởng muốn làm hộ nghèo khá phổ biến. Với không ít hộ, để “được” là hộ nghèo, phải “phấn đấu”, “vào” nhưng không muốn “ra”.

Có thể đổ lỗi cho nhận thức của một bộ phận người dân nơi này còn hạn chế, nhưng lý giải ra sao khi tình trạng ấy cũng diễn ra ở một số xã, phường ở thành phố, thị xã. Đơn cử một kiểu xin làm hộ nghèo rất “quái” ở một xã bên kia sông của thành phố Yên Bái: những cụ ông đang sống yên ổn, sung túc với con cháu bỗng dưng tách hộ ra ở riêng. Cửa nhà tạm bợ, tuổi già, đất sản xuất không, tài sản chẳng gì đáng giá, họ tính thế là đủ tiêu chuẩn để xin thôn xét, xã đề nghị trên đưa vào diện nghèo cần hỗ trợ. Đồng vốn hỗ trợ, chính sách ưu đãi của nhà nước với họ không khác gì món lợi; không xin, không hưởng thì đến tay người khác.

Nhận thức đó, bất kể ở thôn, bản, xã, phường nào khi được sự a dua, hỗ trợ của tư tưởng ỷ lại, trông chờ biến thành mảnh đất màu mỡ sinh ra những “lô cốt” cố thủ và các chiêu trò “chạy, xin” làm hộ nghèo, ở lại tiếp tục làm hộ nghèo cũng từ đó “ăn” theo. Khiến cho việc bình xét hộ nghèo ở không ít thôn, bản, xã, phường ngày càng gay gắt, dễ sinh ra và không loại trừ những chuyện a,b,c trong bình xét “vào, ra” khỏi diện nghèo.

Giải quyết tình trạng trên như thế nào? Giải pháp đầu tiên và có ý nghĩa quyết định tới kết quả, hiệu quả giảm nghèo là cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể quan tâm làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ, nắm chắc chính sách của nhà nước, khơi dậy ý chí vươn lên, quyết tâm thoát nghèo, làm cho hộ nghèo có niềm tin sẽ thoát nghèo để đẩy lùi tư tưởng trông chờ, ỷ lại, phó mặc đã ít nhiều “bám rễ, ăn sâu” trong nhận thức của một bộ phận không nhỏ người nghèo - nhất là ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người. Giải pháp kỹ thuật, là  hướng dẫn người dân phương pháp, kỹ thuật làm ăn; động viên, khuyến khích, biểu dương hộ nghèo sử dụng vốn hiệu quả, sớm thoát nghèo; động viên kịp thời những hộ làm ăn gặp rủi ro, huy động sự quan tâm của cộng đồng, xã hội giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời.

Giải pháp chỉ đạo, thực hiện là triển khai nghiêm túc việc bình xét hộ nghèo từ thôn bản; công khai, dân chủ trong bình xét; cương quyết loại trừ kiểu “gửi” anh em, họ hàng thân thích hoặc thay nhau “vào” hộ nghèo do nể nang trong làng bản, thôn xóm. Tầm vĩ mô, kiến nghị các bộ ngành, cơ quan tham mưu về chính sách cho Chính phủ, nên điều chỉnh chính sách hỗ trợ hộ nghèo cho phù hợp.

Bên cạnh hỗ trợ trực tiếp, tăng cường nguồn vốn thông qua ngân hàng chính sách xã hội rất cần có sự chuyển hướng đầu tư, tập trung vào hỗ trợ nguồn lực, nhất là cơ sở hạ tầng cho các địa phương nghèo nhằm có những điều kiện căn bản để hộ nghèo, địa phương xóa nghèo bền vững.

Tuấn Anh

Các tin khác
Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải thăm khám bệnh cho người dân

Bắt đầu từ năm 1950, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe thế giới, viết tắt là WHD (World Health Day). Trong ngày này, WHO sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định, nhằm lan tỏa thông tin và nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về tầm quan trọng của sức khỏe con người.

Trấn Yên tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng tháng 10/2023. Ảnh minh họa

Mùa khô nắng nóng kéo dài cùng tác động của gió Lào, những cành cây, tán lá và những thảm thực vật khô ron, chỉ cần một hành vi vô trách nhiệm hoặc vô tình của con người, một tàn lửa cũng đủ gây ra những vụ cháy nghiêm trọng. Vì vậy, ngành chức năng, chính quyền địa phương cần chủ động các biện pháp phòng cháy, chữa cháy (PCCC) rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục