Không bao giờ muộn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/8/2015 | 9:51:30 AM

YênBái - YBĐT - Xin chào, xin cảm ơn, xin lỗi, xin phép - không phải là những câu nói xa lạ với tất cả chúng ta.

Thực tế cuộc sống, những câu nói đó lại trở nên lạ khi thiếu vắng ở không ít nơi, nhất là trong các lĩnh vực, công việc, ngành nghề có quan hệ trực tiếp, gần gũi, liên quan giữa con người với con người. Điều này đặt ra những suy nghĩ về vấn đề đạo đức nghề nghiệp hiện nay.

Mới đây, Bộ Y tế đã triển khai cuộc vận động nhằm thay đổi thái độ ứng xử của cán bộ y tế với bệnh nhân tại các bệnh viện, gọi tắt là cuộc vận động “3 xin”: Xin chào, xin lỗi, xin phép. Dư luận xã hội về cơ bản đều ủng hộ và mong muốn cuộc vận động sẽ tạo ra được sự đổi thay tích cực hơn trong mối quan hệ lâu nay chưa được đánh giá là tốt đẹp giữa thầy thuốc với bệnh nhân.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cũng đã thực hiện phương châm kinh doanh, phục vụ khách hàng “An toàn, thuận tiện, thân thiện, đúng giờ, hiệu quả” và chương trình hành động thực hiện tiêu chí “4 xin”: Xin chào, xin cảm ơn, xin lỗi, xin phép cùng “4 luôn”: Luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn thấu hiểu, luôn giúp đỡ.

Có ý kiến cho rằng, việc các bộ, ngành phải phát động các cuộc vận động như vậy thật đáng buồn! Buồn bởi lẽ, toàn là những cán bộ, công chức, viên chức có học vấn, có hiểu biết, có trình độ nhưng lại kém văn hóa. Buồn bởi lẽ, những câu nói như: Xin chào, xin cảm ơn, xin lỗi, xin phép là bài học dành cho các cháu mẫu giáo thì nay phải “dạy lại” cho người lớn.

Ngẫm rằng, nỗi buồn ấy cũng có lý. Đạo đức nghề nghiệp luôn có sự gắn bó với các chuẩn mực đạo đức nói chung. Đối với đạo đức nghề nghiệp, mỗi lĩnh vực, ngành nghề đều có tiêu chuẩn đạo đức riêng để bản thân mỗi người nghiêm túc thực hiện và điều chỉnh trong mọi mối quan hệ. Xét ở một góc độ khác, điều đó cũng chính là văn hóa công sở.

Xin chào, xin cảm ơn, xin lỗi, xin phép đúng là bài học dành cho các cháu mẫu giáo. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn nhận khách quan hơn và có thể đặt câu hỏi về việc bài học ấy đã được “dạy tốt” ở các bậc học tiếp theo hay chưa. Mặt khác, mỗi gia đình, mỗi người lớn đã thực sự nêu gương và trực tiếp dạy dỗ, uốn nắn con trẻ như thế nào theo bài học ấy.

Tu dưỡng, trau dồi và rèn luyện đạo đức là công việc suốt đời của mỗi con người. Mỗi người phải có nền tảng về đạo đức xã hội nói chung cũng như tích cực, chủ động vận dụng chuẩn mực đạo đức vào mối quan hệ nghề nghiệp. Xây dựng đạo đức nghề nghiệp thực sự trở nên cấp thiết và trở thành mối quan tâm của các cấp, các ngành, toàn xã hội.

Xã hội sẽ tốt đẹp hơn khi mỗi cá nhân nêu cao ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực đạo đức cũng như nghiêm túc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Xin chào, xin cảm ơn, xin lỗi, xin phép - những câu nói được nói bằng tất cả lòng chân thành thì cuộc sống có thêm nhiều niềm vui. Để có niềm vui thì việc bắt đầu không bao giờ muộn và dù có muộn cũng vẫn hơn không.

Nguyễn Thơm

Các tin khác
Trấn Yên tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng tháng 10/2023. Ảnh minh họa

Mùa khô nắng nóng kéo dài cùng tác động của gió Lào, những cành cây, tán lá và những thảm thực vật khô ron, chỉ cần một hành vi vô trách nhiệm hoặc vô tình của con người, một tàn lửa cũng đủ gây ra những vụ cháy nghiêm trọng. Vì vậy, ngành chức năng, chính quyền địa phương cần chủ động các biện pháp phòng cháy, chữa cháy (PCCC) rừng.

Người dân xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn tự nguyện giao nộp vũ khí tự chế cho lực lượng chức năng.

An ninh nông thôn nằm trong chiến lược đảm bảo an ninh quốc gia, nơi có địa bàn rộng, địa hình phức tạp, giao thông không thuận lợi, đặc biệt là trình độ dân trí thấp, nhiều dân tộc thiểu số sinh sống… Vì vậy, khu vực nông thôn dễ phát sinh những vấn đề phức tạp liên quan đến an ninh trật tự (ANTT), đòi hỏi cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và đặc biệt là lực lượng công an phải đặc biệt quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Hạnh phúc là khi chúng ta được sống vì mình và mọi người, cùng nhau học tập, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng. Trong ảnh: Học sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành trong giờ học ngoại khóa.

Hạnh phúc cho mọi người là một trạng thái tâm hồn mà chúng ta có thể tạo ra và lan tỏa đến mọi người xung quanh. Nó không chỉ là món quà tuyệt vời mà chúng ta có thể mang đến cho người khác mà còn là một cách để chúng ta tồn tại.

Nhà thiết kế Dung May và bộ sưu tập áo dài trong Chương trình nghệ thuật

Phát huy vai trò của phụ nữ trong thời đại mới và tạo mọi điều kiện giúp phụ nữ phát triển toàn diện là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng được khẳng định trong Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/1/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục