Đẩy mạnh tuyên truyền "Nói không với chất cấm trong chăn nuôi"

  • Cập nhật: Thứ sáu, 27/11/2015 | 10:11:36 AM

YBĐT - Chất cấm trong chăn nuôi còn được gọi là chất tạo nạc thuộc nhóm Beta-agonist với 3 chất tiêu biểu là: Clenbuterol; Sabutamol và Ractoppamine - đây là các chất đứng đầu bảng của danh mục 18 chất kháng sinh, hóa chất bị cấm sử dụng trong chăn nuôi vì nó làm cho vật nuôi tăng lượng nạc, giảm lượng mỡ rất nhiều so với mức bình thường.

Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ làm cho lợn nuôi dần bị gãy chân, xuất hiện các vết lở rỉ nước và chỉ nằm chứ không thể đứng lên được. Nhóm chất cấm này theo các nhà khoa học sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của con người nếu ăn phải thịt của vật nuôi bị sử dụng quá nhiều chất cấm. Với các biểu hiện ở người như bị loạn nhịp tim, tăng hoặc hạ huyết áp, run tay chân, đau cơ, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, gây nhiễm trùng hô hấp. Nếu tích tụ lâu ngày còn gây ung thư, nghiêm trọng hơn là có thể gây chết người. Vì vậy, chất cấm trong chăn nuôi cũng là một trong những vấn đề "nóng" được các đại biểu bàn luận sôi nổi trong kỳ họp Quốc hội lần này bởi nó không chỉ gây nhức nhối riêng trong ngành chăn nuôi mà đã và đang trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội.

Theo lãnh đạo Cục Chăn nuôi, nếu như năm 2012, việc sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi mới chỉ diễn ra ở các nông hộ nhỏ lẻ thì đến năm 2015 đã diễn ra rất phức tạp và tập trung ở các trang trại chăn nuôi có quy mô lớn. Thực tế cho thấy, mặc dù các cơ quan chức năng đã vào cuộc rất quyết liệt nhưng việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vẫn còn tồn tại, thậm chí với quy mô lớn hơn, làm ảnh hưởng tới sức khỏe và gây tâm lý bất an cho người tiêu dùng cũng như làm giảm sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi nước nhà.

Trong khi cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" của chúng ta đang dần đạt được những kết quả khả quan thì việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tràn lan hiện nay đang vô tình tạo rào cản cho việc "ưu tiên" ấy để hàng ngoại, thức ăn ngoại không rõ xuất xứ tràn vào. Chính sự "quay lưng và tẩy chay" của người tiêu dùng với các loại thực phẩm có sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi này sẽ khiến đầu ra cho nông sản của nông dân vốn khó khăn càng thêm khó khăn hơn.

Mặc dù chưa phát hiện ra trang trại hay chủ hộ nào trên địa bàn có sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi nhưng một số nhà nông ở các xã vùng trồng chè của Yên Bái đã từng "suýt giết chết" sản phẩm chè sạch mang thương hiệu nổi tiếng của quê hương mình. Vì vậy, để thực hiện "Nói không với chất cấm trong chăn nuôi" trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cho người chăn nuôi, người tiêu dùng nắm rõ được tác hại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Bên cạnh việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của ngành chức năng phải có sự vào cuộc tích cực, đồng bộ với quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể của các địa phương trong tỉnh. Nên chăng, cần phát động những đợt cao điểm, tháng cao điểm ra quân kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất những trang trại chăn nuôi, những hộ kinh doanh buôn bán thực phẩm tươi sống và vận động những tổ chức hội, đoàn thể, quần chúng nhân dân tham gia "Nói không với chất cấm trong chăn nuôi", đồng thời ký cam kết không tàng trữ, mua bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, thực hành chăn nuôi an toàn vì an sinh xã hội và sức khỏe cộng đồng. Có như vậy thì sức khỏe của người tiêu dùng, sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi và sức bật từ uy tín, thương hiệu "hàng Việt", "thực phẩm sạch", "thực phẩm an toàn" mới được người tiêu dùng "ưu tiên" sử dụng.

Thanh Hương

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải thăm khám bệnh cho người dân

Bắt đầu từ năm 1950, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe thế giới, viết tắt là WHD (World Health Day). Trong ngày này, WHO sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định, nhằm lan tỏa thông tin và nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về tầm quan trọng của sức khỏe con người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục