Tích cực, chủ động phòng chống bão lũ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/5/2016 | 2:58:21 PM

YBĐT - Mùa mưa bão năm 2016 đã bắt đầu và được dự báo diễn biến phức tạp, khó lường theo chiều hướng cực đoan. Tuy mới chớm vào mùa mưa bão, nhưng trên địa bàn tỉnh đã xảy ra mưa đá, lốc tố làm thiệt hại lớn tới sản xuất nông nghiệp và nhà cửa của người dân các huyện: Văn Yên, Văn Chấn, Trấn Yên, Mù Cang Chải...

Yên Bái không phải là địa phương nằm trong mắt bão hay tâm bão nhưng mùa mưa bão nào người dân cũng chịu ảnh hưởng nặng nề về người và của. Trận lũ quét kinh hoàng ở xã Cát Thịnh (Văn Chấn) và các huyện phía Tây năm 2005 đã cướp đi sinh mạng của 51 người và hàng trăm ngôi nhà, hoa màu; các công trình giao thông, trường học bị cuốn trôi. Hay trận lũ quét, sạt lở đất xảy trong tháng 8/2006 trên địa bàn thành phố Yên Bái đã làm chết 4 người, 673 hộ dân bị sạt ta luy, hàng chục ha lúa và hoa màu bị mất trắng...

Vẫn biết thiên tai là một tất yếu tự nhiên, vừa nằm trong quy luật vận động của sinh thái môi trường, vừa trở chứng đột biến cực đoan, thất thường nhưng chúng ta có thể phòng chống, giảm thiểu thiệt hại về người và của. Nhiệm vụ phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai là một nhân tố bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Để giảm nhẹ thiên tai, cần hiểu bản chất của thiên tai, ảnh hưởng của nó đối với từng người và cộng đồng. Qua thực tế những năm qua cho thấy: ở vùng cao, vùng sâu, vùng ven bờ sông, suối thường có lũ quét khi mưa to ở thượng nguồn. Đối với thành phố, thị xã thường ngập úng do ách tắc dòng chảy, sạt lở ta luy khi mưa lớn và việc đào đánh ta luy không theo quy trình kỹ thuật.

Từ đó, căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng vùng, từng địa phương để có quy hoạch, kế hoạch trước mắt và lâu dài nhằm bảo đảm sự phát triển ngày càng bền vững trong môi trường đầy biến động do thiên tai gây ra. Các huyện vùng cao cần tích cực rà soát, vận động các hộ dân sống ven các bờ suối, triền núi cao có nguy cơ sạt lở, lũ quét cao di dời về định cư tại những nơi an toàn.

Trước mắt, phải xây dựng được kế hoạch đảm bảo an toàn sinh mạng và tài sản cho nhân dân trong mùa mưa bão 2016 này. Do đó, thành phố, thị xã và các huyện, xã, phường, thôn bản phải rà soát toàn bộ phương án đối phó với thiên tai trên địa bàn, chuẩn bị các mặt theo phương châm "4 tại chỗ" để chủ động đối phó với mọi tình huống thiên tai xảy ra.

Các cấp chính quyền phải tích cực vào cuộc, đôn đốc và kiểm tra đến từng hộ dân để có sự chuẩn bị thật thiết thực, cụ thể và bổ khuyết kịp thời. Vận động các hộ dân tích cực chằng chống nhà cửa, đẩy mạnh sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu. Các huyện kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, đồng thời tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và làm rõ những nguyên nhân, hạn chế yếu kém để khắc phục; tăng cường tuyên truyền, cảnh báo thiên tai, bảo đảm thông tin, chỉ đạo của các cấp chính quyền đến các thôn, bản; người dân để sẵn sàng ứng phó trước các tình huống bất thường, cực đoan.

Về lâu dài, tiếp tục thực hiện xây dựng các khu tái định cư, lắp đặt các thiết bị đo mưa, mốc cảnh báo lũ quét; gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên.

Sự chủ động, tích cực phòng chống chắc chắn sẽ làm giảm thiểu tổn hại, dù thiên tai có dữ dội đến đâu. Nhưng để phòng chống và giảm nhẹ thiên tai hiệu quả, thiết thực thì cần có những hành động cụ thể của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi người dân trước mùa mưa bão này.

Thanh Phúc

Các tin khác
Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải thăm khám bệnh cho người dân

Bắt đầu từ năm 1950, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe thế giới, viết tắt là WHD (World Health Day). Trong ngày này, WHO sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định, nhằm lan tỏa thông tin và nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về tầm quan trọng của sức khỏe con người.

Trấn Yên tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng tháng 10/2023. Ảnh minh họa

Mùa khô nắng nóng kéo dài cùng tác động của gió Lào, những cành cây, tán lá và những thảm thực vật khô ron, chỉ cần một hành vi vô trách nhiệm hoặc vô tình của con người, một tàn lửa cũng đủ gây ra những vụ cháy nghiêm trọng. Vì vậy, ngành chức năng, chính quyền địa phương cần chủ động các biện pháp phòng cháy, chữa cháy (PCCC) rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục