Không chỉ là cuộc vận động

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/8/2016 | 8:15:04 AM

YBĐT - Vừa qua, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Yên Bái đã tổ chức phát động xây dựng Phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước” giai đoạn 2016 - 2020 với sự tham gia của các ban, ngành, cơ quan chức năng, địa phương và đông đảo nhân dân ở một số xã, thị trấn, huyện Yên Bình giáp ranh vùng hồ Thác Bà.

Có thể nói, đây là một trong những hoạt động nhằm cụ thể hóa Chương trình hành động số 62/CTr-UBATGTQG ngày 17/2/2016 của Ủy ban ATGT Quốc gia về việc thực hiện xây dựng Phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”. Quan trọng hơn, qua cuộc vận động Ban ATGT tỉnh mong muốn xây dựng văn hóa, văn minh, lập lại trật tự kỷ cương, trật tự xã hội trên đường thủy nội địa.

Hiện nay, hệ thống giao thông đường thủy nội địa tỉnh Yên Bái hình thành dựa trên hai tuyến chính gồm: hồ Thác Bà có chiều dài 83 km, diện tích mặt nước 190 km2, nằm trên địa bàn 2 huyện Yên Bình và Lục Yên; sông Hồng chảy qua địa bàn tỉnh có chiều dài 115 km qua các địa phương: Văn Yên, Trấn Yên, thành phố Yên Bái.

Trên các hệ thống giao thông đường thủy trên, có 41 bến cảng, bến đò đang hoạt động với trên 1.000 phương tiện tàu, thuyền; trong đó, có 2 bến cảng hàng hóa, hành khách và 28 bến hàng hóa, 11 bến hành khách. So với nhiều nơi, hoạt động giao thông đường thủy ở Yên Bái không sôi động bằng và những năm qua chưa xảy ra các vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng. Tuy nhiên, chúng ta đã biết, TNGT đường thủy mỗi khi xảy ra thường thiệt hại rất lớn, nhất là vận tải khách.

Điều này càng hiện hữu hơn trong mùa mưa bão, đặc biệt trong khi các hành vi vi phạm ATGT đường thủy nội địa vẫn có diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn như: nhiều phương tiện không được trang bị đầy đủ thiết bị an toàn đường thủy, chở hàng, chở khách quá tải trọng cho phép, không thực hiện đăng ký, đăng kiểm phương tiện; người tham gia giao thông đường thủy không chấp hành mặc áo phao, dụng cụ nổi khi đi đò; một số bến bãi không có giấy phép hoạt động…

Vì vậy, để xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước” giai đoạn 2016 - 2020 không chỉ dừng lại ở lời vận động, kêu gọi, mà để giao thông đường thủy thực sự văn minh với những hình ảnh đẹp, nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật, thì hoạt động tuyên truyền pháp luật về trật tự ATGT đường thủy cần được đẩy mạnh đến từng địa bàn dân cư, chủ phương tiện, hộ gia đình.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng, địa phương tập trung xây dựng mô hình văn hóa giao thông đường thủy nội địa tại các cảng, bến, cụm dân cư, đơn vị hành nghề trên các tuyến đường thủy nội địa; tổ chức khơi thông luồng lạch, chướng ngại vật và xử lý kịp thời các yếu tố gây mất ATGT đường thủy; tăng cường kiểm tra hoạt động của các bến đò ngang, đò dọc - nơi thường diễn ra hoạt động vận tải khách; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự ATGT đường thủy; tổ chức cưỡng chế, đình chỉ hoạt động phương tiện, bến đò không bảo đảm điều kiện an toàn theo quy định…

Quan trọng hơn, để cuộc vận động thực sự trở thành “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước” mỗi người dân, chủ tàu, lái tàu phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về giao thông đường thủy từ những quy định nhỏ nhất. 

Hùng Cường

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải thăm khám bệnh cho người dân

Bắt đầu từ năm 1950, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe thế giới, viết tắt là WHD (World Health Day). Trong ngày này, WHO sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định, nhằm lan tỏa thông tin và nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về tầm quan trọng của sức khỏe con người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục