Không vào cuộc, chúng ta sẽ là nạn nhân của HIV/AIDS!

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/12/2017 | 7:52:11 AM

YBĐT - Virus HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người.

AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV, được thể hiện bởi các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến biến chuyển thành bệnh AIDS tùy thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người nhưng thời gian trung bình là 5 năm.

Trước những hậu quả mà dịch bệnh này mang lại cho loài người, cách đây 20 năm, James W. Bunn và Thomas Netter - hai viên chức thông tin đại chúng cho "Chương trình toàn cầu về bệnh AIDS" của Tổ chức Y tế Thế giới tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sĩ đã đề xuất "Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS" nhằm nâng cao nhận thức về nạn dịch AIDS do việc lây nhiễm HIV và để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết vì HIV/AIDS. Sau 20 năm phát động, công tác phòng chống HIV/AIDS trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
 
Không nằm ngoài phạm vi của đại dịch, từ những nguyên nhân: tình trạng sử dụng ma túy và mại dâm diễn biến phức tạp; nhận thức về căn bệnh cũng như việc lây lan dịch bệnh còn hạn chế dẫn đến không biết cách phòng tránh; đặc biệt, do không hiểu nên tình trạng kỳ thị người bệnh trong cộng đồng vẫn còn diễn ra, nhiều nơi còn rất nặng nề. Hơn thế, sự quan tâm của xã hội cũng như nguồn lực dành cho công tác phòng ngừa và điều trị căn bệnh này ngày càng giảm...
 
Do đó, đến nay 9/9 huyện, thị, thành phố và 164/180 xã, phường, thị trấn của tỉnh Yên Bái đã có người nhiễm HIV/AIDS, lũy tích đến nay là trên 5.700 người (còn sống là trên 4.200 người, số người nhiễm còn sống được quản lý gần 2.100 người). Số liệu trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, vì nếu không ở giai đoạn cuối, chỉ có xét nghiệm mới phát hiện được bệnh.

Hậu quả của dịch HIV/AIDS là khôn lường, không chỉ là nguyên nhân dẫn đến suy giảm giống nòi, mà còn là nguyên nhân của đói nghèo và bất ổn trong từng gia đình và xã hội. Tiếp nối hoạt động phòng chống HIV/AIDS thời gian qua, để ngăn chặn đại dịch, năm nay, Ủy ban Quốc gia Phòng chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm phát động Tháng Hành động quốc gia Phòng chống HIV/AIDS từ ngày 10/11 đến ngày 10/12/2017 với chủ đề:"Xét nghiệm HIV sớm - Hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020”.
 
Thực hiện mục tiêu đến năm 2020 có: 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút và 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng vi rút kiểm soát được số lượng vi rút ở mức thấp, vì vậy, công tác phòng chống HIV/AIDS một lần nữa tiếp tục rất cần sự chung tay của toàn xã hội. Cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo công tác này.
 
Trong đó, việc tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân một cách đúng đắn về hậu quả của dịch bệnh cũng như cách phòng tránh là hết sức cần thiết. Công tác tuyên truyền và truyền thông phải đạt được mục tiêu: ngăn ngừa dịch bệnh nhưng không gây hoang mang, hoảng sợ dẫn đến phân biệt, kỳ thị người bệnh, dẫn đến người có nguy cơ cao không dám xét nghiệm phát hiện bệnh.
 
Thực tế, nghiện hút, mại dâm là đối tượng có nguy cơ cao nhất nhiễm và lây truyền HIV. Từ những đối tượng này sẽ là "nguồn” để lây nhiễm cho người thân, từ đó lây nhiễm ra cộng đồng. Vì vậy, chúng ta phải làm tốt công tác quản lý, điều trị bệnh cho các đối tượng qua công tác cai nghiện, điều trị bằng Methadone...
 
Đồng thời, phải quan tâm nâng cao nhận thức, ý thức và kỹ năng  phòng, tránh bệnh cho các đối tượng này qua không sử dụng chung bơm, kim tiêm; sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục; xét nghiệm sớm để phát hiện bệnh và thực hiện an toàn khi truyền máu...
 
Để giải quyết bài toán nguồn lực tài chính, yếu tố quan trọng nhất trong phòng chống căn bệnh, nhất là khi nguồn lực đầu tư cho công tác này ngày càng giảm, công tác phòng chống HIV/AIDS cần có sự xã hội hóa cao hơn nữa. Cùng với sự đầu tư của Nhà nước qua các chương trình dự án, cần huy động sự vào cuộc của doanh nghiệp, của tổ chức xã hội và từng gia đình, nhất là những gia đình có người nghiện ma túy.

HIV là bệnh xã hội, do đó công tác phòng, chống HIV/AIDS muốn hiệu quả phải có sự chung tay của toàn xã hội. Nếu không vào cuộc, chính chúng ta sẽ là nạn nhân của HIV/AIDS!

Nguyễn Đình

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải thăm khám bệnh cho người dân

Bắt đầu từ năm 1950, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe thế giới, viết tắt là WHD (World Health Day). Trong ngày này, WHO sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định, nhằm lan tỏa thông tin và nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về tầm quan trọng của sức khỏe con người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục