Tết trồng cây nhớ Bác Hồ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/2/2018 | 8:11:26 AM

YBĐT - Hàng năm, ngoài những ngày tết cổ truyền của dân tộc thì cứ mỗi độ tết đến, xuân về, nhân dân cả nước lại nô nức chuẩn bị, vui đón Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ gắn với kỷ niệm Ngày thành lập Đảng để tưởng nhớ công ơn trời biển của Bác.


Tết trồng cây được xuất phát từ thời điểm cuối năm 1959 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài "Tết trồng cây” đăng trên báo Nhân Dân và đề nghị tổ chức một ngày Tết trồng cây để thiết thực kỷ niệm Ngày thành lập Đảng 3/2. Trong đó, Người viết, trồng cây là công việc "tốn kém ít mà ích lợi nhiều”.

Bác tính: "Ở miền Bắc có độ 14 triệu người, trong số đó độ 3 triệu là trẻ em thơ ấu, còn 11 triệu người từ tám tuổi trở lên đều có thể trồng cây… Như vậy, mỗi tết trồng được độ 15 triệu cây. Từ năm 1960 - 1965, chúng ta sẽ có 90 triệu cây, vừa cây ăn quả, cây có hoa, vừa cây làm cột nhà. Và trong hai mươi năm, nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp hơn, khí hậu điều hòa hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta”.
 
Cuối cùng, Người khẳng định, Tết trồng cây "cũng là một cuộc thi đua dài hạn nhưng nhẹ nhàng mà tất cả mọi người - từ các cụ phụ lão đến các em nhi đồng đều có thể hăng hái tham gia”.

Thực hiện lời dạy đó của Người, kể từ tết Canh Tý năm 1960 đến nay đã tròn 58 mùa xuân, nhân dân cả nước nói chung và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng đều tích cực hưởng ứng phong trào trồng cây đầu xuân, đưa Tết trồng cây nhớ Bác Hồ trở thành một phong trào lớn, có ý nghĩa thiết thực trong đời sống tinh thần của người dân.
 
Cho đến nay, Phong trào "Tết trồng cây nhớ Bác Hồ" đang ngày càng phát triển, không chỉ tạo nên một nét đẹp truyền thống của nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái trong những ngày đầu xuân mà còn mang lại hiệu quả vô cùng to lớn trong việc nâng cao tỷ lệ độ che phủ của rừng, làm cho lá phổi xanh thiên nhiên thêm khỏe mạnh, góp phần bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai và chống biến đổi khí hậu. 

Tính trung bình mỗi năm, đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái trồng mới hơn 15 ngàn ha rừng, nâng tỷ lệ độ che phủ của rừng Yên Bái lên trên 62%. 

Việc trồng cây, gây rừng còn thúc đẩy ngành kinh tế lâm nghiệp của tỉnh phát triển mạnh, ở nhiều địa phương trong tỉnh, sản xuất lâm nghiệp đã trở thành nghề chính, góp phần tạo công ăn việc làm, từng bước xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân và ổn định kinh tế - xã hội. Tính đến hết tháng 12/2017, diện tích đất có rừng trên địa bàn tỉnh là 462.386.85 ha.
 
Trong đó, rừng đặc dụng là 35.475,63 ha, rừng phòng hộ là 133.571,7 ha, rừng sản xuất là 222.541,99 ha... góp phần hình thành nên vùng sản xuất nguyên liệu giấy, gỗ cho công nghiệp chế biến lớn và xuất khẩu của tỉnh như: gỗ ván bóc, vỏ và tinh dầu quế, tre măng Bát độ, sơn tra... đưa Yên Bái trở thành một trong số các tỉnh dẫn đầu vùng trung du miền núi phía Bắc về trồng rừng sản xuất.

Để Tết trồng cây nhớ ơn Bác Hồ ngày càng trở thành phong trào thi đua sôi nổi và mang lại hiệu quả thiết thực, các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của Tết trồng cây theo lời dạy của Bác Hồ: "Trồng cây nào chắc cây ấy, không nên tham trồng nhiều mà không bảo vệ và chăm nom cây".
 
Đặc biệt, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh cần xây dựng kế hoạch trồng cây, trồng rừng gắn với việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2018 bám sát vào Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 73.
 
Theo đó, cần gắn công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng với việc xử lý nghiêm các đối tượng phá hoại rừng, chặt phá rừng đầu nguồn, phá hủy môi trường sinh thái... để Tết trồng cây nhớ Bác Hồ thực sự có ý nghĩa cao đẹp và phát huy được những giá trị truyền thống của dân tộc.

Thanh Hương

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải thăm khám bệnh cho người dân

Bắt đầu từ năm 1950, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe thế giới, viết tắt là WHD (World Health Day). Trong ngày này, WHO sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định, nhằm lan tỏa thông tin và nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về tầm quan trọng của sức khỏe con người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục