Bảo vệ trẻ em không bị bóc lột lao động

  • Cập nhật: Thứ ba, 12/6/2018 | 3:29:03 PM

YBĐT - Tình trạng lạm dụng và bóc lộc lao động trẻ luôn là vấn đề được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Dù chưa có số liệu cụ thể, nhưng thực tế, không ít trẻ em, nhất là trẻ em người dân tộc thiểu số ở các huyện vùng cao, đặc biệt khó khăn bỏ học để tham gia lao động từ rất sớm.

Nguyên nhân chủ yếu, đầu tiên là đói nghèo. Đói nghèo đã khiến các em phải bỏ học đi làm kiến tiền phụ giúp gia đình. Sâu xa hơn cả là nhận thức. Nhiều gia đình không hẳn quá khó khăn nhưng vẫn để con trẻ đi làm, thậm chí làm quá sức. Đặc biệt, ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhiều người còn quan niệm con mình cần làm việc sớm mới "thành người”, vô tình đánh mất đi tương lai của trẻ.

Lao động trẻ em còn do không ít trẻ suy nghĩ nông nổi, học kém nên chán học, muốn kiếm tiền để khẳng định bản thân. Trong khi đó, không ít chủ sử dụng lao động vẫn sử dụng lao động trẻ em bởi giá nhân công rẻ, dễ bảo, chịu phục tùng. Sử dụng lao động trẻ em là trái quy định của luật pháp.
 
Nghị định số 144 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em nêu rõ: phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng đối với hành vi của cha, mẹ, người giám hộ, người nuôi dưỡng trẻ em bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em; phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ học, nghỉ học...

Xử phạt là cần thiết nhưng song cùng thì các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em. Trong đó, tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng; lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; chủ động phát hiện, xử lý nghiêm những hành vi lạm dụng lao động trẻ em.

Những việc làm này, cần trở thành việc làm thường xuyên, liên tục, trong đó Tháng hành động Vì trẻ em hàng năm chỉ là tháng cao điểm thể hiện trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và mỗi bậc cha mẹ với trẻ em.

Lê Thương

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải thăm khám bệnh cho người dân

Bắt đầu từ năm 1950, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe thế giới, viết tắt là WHD (World Health Day). Trong ngày này, WHO sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định, nhằm lan tỏa thông tin và nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về tầm quan trọng của sức khỏe con người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục