Chất lượng bữa ăn ca của người lao động

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/9/2018 | 8:14:00 AM

YBĐT - Mấy năm gần đây, cùng với sự hình thành của các khu công nghiệp, nhiều nhà máy, xí nghiệp đã được các nhà đầu tư xây dựng tại Yên Bái. Số lượng công nhân của tỉnh tăng lên đáng kể, đây là tín hiệu vui cho sự phát triển của tỉnh, nhất là trong chuyển dịch cơ cấu lao động.

Đi cùng đó, cũng nảy sinh nhiều vấn đề cần quan tâm, như bảo vệ môi trường, chuyển dịch kinh tế - xã hội, an ninh trật tự… của dân cư ở những khu công nghiệp; điều kiện nhà ở, đời sống sinh hoạt của công nhân trong các doanh nghiệp; đặc biệt là về vấn đề an toàn, chất lượng bữa ăn ca của công nhân.

Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng trong mấy năm gần đây, an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong bếp ăn tập thể các doanh nghiệp luôn là vấn đề được các cấp, các ngành của tỉnh quan tâm. Bởi trên địa bàn đã xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể từ bữa ăn ca của công nhân.
 
Vào lúc 18 giờ 30 ngày 19/6/2015, trên 470 công nhân Công ty TNHH Daeseung Global ở Cụm công nghiệp Thịnh Hưng, huyện Yên Bình ăn bữa tối tại bếp ăn tập thể của Công ty. 30 phút sau bữa ăn, nhiều công nhân có các triệu chứng buồn nôn, đau đầu, chóng mặt… phải đi cấp cứu tại bệnh viện. Nguyên nhân của vụ việc được xác định là do hợp chất Flucythrinate thuộc nhóm Pyrethroid - một loại hóa chất bảo vệ thực vật có trong mẫu mướp đắng xào trứng cho bữa ăn.
 
Tiếp đến, vào ngày 30/7/2016, sau ca ăn trưa, nhiều công nhân tại Công ty TNHH Unico Global Yên Bái - Khu Công nghiệp Âu Lâu, thành phố Yên Bái có biểu hiện đau bụng, nôn và khó chịu trong người. Khi vào ca chiều, một số công nhân có biểu hiện tức ngực, đau bụng, nôn mửa, huyết áp tụt...
 
Nguyên nhân của vụ ngộ độc này được xác định từ món dưa tráng miệng, do dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật phát hiện Piperonyl butoxid có trong dưa. 

Mới đây nhất, vào trưa ngày 22/8/2018, có khoảng 700 công nhân lao động Công ty TNHH Unico Global không ăn ca với lý do ngày 21/8/2018, công nhân lao động phát hiện một số túi và khay thực phẩm đông lạnh chưa qua chế biến để không đúng nơi quy định, dẫn đến công nhân lao động nghi ngờ về công tác đảm bảo ATVSTP trong suất ăn ca của mình…

Thời gian tới, Yên Bái sẽ có thêm nhiều đơn vị doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Vì vậy, các cấp, các ngành chức năng của tỉnh cần tăng cường công tác tuyên truyền tới các chủ sử dụng lao động, các đơn vị cung ứng thực phẩm cho các bếp ăn tập thể ý thức, trách nhiệm trong tuân thủ quy định của pháp luật về ATVSTP với từng bữa ăn của công nhân, nhất là để doanh nghiệp thấy rõ hơn trách nhiệm của mình đối với công nhân lao động.
 
Cần tăng cường giám sát ATVSTP của nhà cung cấp từ khâu nhập nguyên liệu đến quá trình chế biến thực phẩm và lên bàn ăn để sức khỏe cho công nhân; kiên quyết xử lý nghiêm những đơn vị, doanh nghiệp vi phạm quy định của pháp luật về ATVSTP, nhất là từ ngày 20/10/2018 tới đây, khi Nghị định 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có hiệu lực với mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về ATVSTP là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.
 
Tổ chức công đoàn cần đẩy mạnh triển khai các biện pháp thực hiện nghị quyết của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về "Chất lượng bữa ăn ca của người lao động” một cách thiết thực, cụ thể, hiệu quả; cần thỏa thuận với chủ sử dụng lao động nâng kinh phí cho suất ăn của công nhân để đảm bảo dinh dưỡng, thực hiện ATVSTP, chăm lo sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc.

Thành Trung

Các tin khác
Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải thăm khám bệnh cho người dân

Bắt đầu từ năm 1950, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe thế giới, viết tắt là WHD (World Health Day). Trong ngày này, WHO sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định, nhằm lan tỏa thông tin và nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về tầm quan trọng của sức khỏe con người.

Trấn Yên tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng tháng 10/2023. Ảnh minh họa

Mùa khô nắng nóng kéo dài cùng tác động của gió Lào, những cành cây, tán lá và những thảm thực vật khô ron, chỉ cần một hành vi vô trách nhiệm hoặc vô tình của con người, một tàn lửa cũng đủ gây ra những vụ cháy nghiêm trọng. Vì vậy, ngành chức năng, chính quyền địa phương cần chủ động các biện pháp phòng cháy, chữa cháy (PCCC) rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục