Phòng tránh dịch bệnh diễn biến phức tạp đầu xuân

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/2/2019 | 8:58:07 AM

Bộ Y tế cảnh báo về tình hình dịch bệnh trong dịp tết, mùa lễ hội đầu năm 2019 và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân. Theo đó, tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm lưu hành vẫn có số mắc cao hoặc gia tăng cục bộ tại một số địa phương, bệnh cúm A(H5N6) trên gia cầm vẫn ghi nhận rải rác tại một số địa phương.

Cùng với thời tiết mùa xuân và sự gia tăng giao lưu đi lại trong dịp tết và mùa lễ hội là điều kiện rất thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm lây lan, bùng phát, đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa. 

Để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch, bệnh, Bộ Y tế đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước xây dựng và trình UBND tỉnh, thành phố phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh ngay từ đầu năm 2019 và triển khai thực hiện, trong đó phân công cụ thể hoạt động của các đơn vị liên quan trên địa bàn, kết hợp các hoạt động mang tính liên ngành và thường xuyên theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện. 

Các đơn vị y tế dự phòng tăng cường các hoạt động giám sát tại khu vực cửa khẩu và cộng đồng nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ bệnh, trường hợp bệnh xâm nhập, đặc biệt là các ổ dịch cũ, các trường hợp về từ vùng có dịch, tổ chức cách ly, quản lý kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh, lưu ý các bệnh cúm gia cầm, ho gà, sởi, rubella, tiêu chảy cấp, tay chân miệng, sốt xuất huyết, không để dịch bệnh bùng phát và lan rộng… 

Cũng theo khuyến cáo của Bộ Y tế, khi nước bị ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại, chất phóng xạ có thể gây ra nhiều bệnh tật ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Nguồn nước bị ô nhiễm bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc khi nước trở thành môi trường cho các vật trung gian truyền bệnh phát triển thì có thể gây ra nhiều loại bệnh. 

Để tăng cường sức khỏe để phòng, tránh các bệnh trên, người dân cần sử dụng nước sạch trong ăn uống, sinh hoạt; không làm nhiễm bẩn nguồn nước đặc biệt từ nước thải gia đình, nước thải công nghiệp, phân người, động vật… 

Người dân luôn duy trì ăn chín, uống sôi, giữ gìn vệ sinh cá nhân; không tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng, loăng quăng phát triển trong nước bằng cách đậy kín các dụng cụ chứa nước, thường xuyên thau rửa dụng cụ chứa nước ăn, khơi thông cống rãnh, thả cá ăn bọ gậy, loăng quăng trong bể nước…

B.T

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải thăm khám bệnh cho người dân

Bắt đầu từ năm 1950, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe thế giới, viết tắt là WHD (World Health Day). Trong ngày này, WHO sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định, nhằm lan tỏa thông tin và nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về tầm quan trọng của sức khỏe con người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục